Cá voi há miệng chờ con mồi tự nộp mạng

Chiến thuật săn mồi mới của cá voi Eden phù hợp với vùng biển ô nhiễm và giúp chúng tiết kiệm nhiều sức lực.

Chương trình tài liệu tự nhiên mới trên kênh BBC, A Perfect Planet, lần đầu tiên giới thiệu chiến thuật săn mồi mới kỳ lạ và khéo léo của cá voi Eden ở vịnh Thái Lan. Ô nhiễm từ đất liền bắt đầu làm giảm nguồn oxy trong nước, thúc đẩy các loài cá ngoi lên mặt nước, nơi có nồng độ oxy tự nhiên cao hơn. Cá voi Eden (Balaenoptera edeni edeni) thường lao lên bề mặt biển để hốt những con cá nhỏ nhưng với cách này, chúng phải nuốt rất nhiều nước. Nếu số lượng cá ít, công sức bỏ ra gần như không xứng đáng. Dường như mệt mỏi vì phải liên tục đuổi theo con mồi, cá voi Eden chọn phương pháp thay thế gọi là bẫy mồi.

Cá voi há miệng chờ con mồi tự nộp mạng
Cá voi Eden chọn phương pháp thay thế gọi là bẫy mồi.

Bằng cách mở miệng ở mặt nước giống như một chiếc khung bóng rổ khổng lồ, cá voi có thể làm cá nhỏ hoảng sợ, nhảy lên không trung và rơi thẳng vào miệng chúng. Trong lúc làm chương trình, nhóm chuyên gia của BBC chứng kiến hành vi này ở cá voi đơn độc, thậm chí cả ở cá mẹ và con non. Việc đi săn với đồng loại rất có lợi bởi một cá thể sẽ bơi vòng quanh và dọa nhiều cá nhỏ nhảy vào chiếc miệng mở to của chúng hơn. Những con chim cũng tranh thủ hưởng lợi bằng cách sà xuống và bắt cá từ bên trong miệng cá voi. Đó là một thách thức khó khăn với những con cá nhỏ thiếu oxy nhưng là ví dụ tuyệt vời về cách động vật hoang dã có thể thích nghi để vượt qua biến động trong môi trường sống đến từ hoạt động của con người.

Daniel Rasmussen, phó giám đốc sản xuất, cho biết chiến thuật kiếm ăn của cá voi Eden không dễ ghi lại. Ngay cả việc tìm kiếm những con cá voi cũng rất khó bởi nước đục ngăn đoàn quay phim xác định vị trí của chúng bằng drone. Tính nhạy cảm của cá voi cũng khiến cả đoàn không thể sử dụng thuyền tốc độ cao.

"Chúng tôi phải dùng một con thuyền rất chậm. Khi trông thấy cá voi từ xa, bạn có thể xác định phương hướng và sau đó nằm xuống chợp mắt khoảng hai giờ trước khi tới đó. Nhưng lúc ấy, lũ cá voi đã bơi đi mất", Rasmussen chia sẻ. Tuy nhiên, đoàn quay phim không có cách nào khác bởi phần lớn thuyền hiện đại đều xả chất thải ra nước và khiến bất kỳ con cá voi nào mà họ đang theo dõi sợ hãi. Với con thuyền cũ, đoàn quay phim xúc tiến rất chậm. Dù vậy, họ đã chứng kiến nhiều cảnh kiếm ăn phù hợp để ghi hình.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hiện tượng địa chất khiến Đại Tây Dương ngày càng mở rộng

Hiện tượng địa chất khiến Đại Tây Dương ngày càng mở rộng

Sự dâng trào của vật chất ở sâu bên dưới vỏ Trái Đất đang đẩy Bắc Mỹ và Nam Mỹ tách ra xa khỏi châu Âu và châu Phi.

Đăng ngày: 30/01/2021
Loài cá ếch lông quá nhanh quá nguy hiểm: Cú đớp đạt tốc độ 1/6000 giây!

Loài cá ếch lông quá nhanh quá nguy hiểm: Cú đớp đạt tốc độ 1/6000 giây!

Loài cá ếch lông quá nhanh quá nguy hiểm: tốc độ 1/6000 giây cho một cú đớp.

Đăng ngày: 27/01/2021
Cá đuối đại bàng ở New Zealand sinh con dù không giao phối

Cá đuối đại bàng ở New Zealand sinh con dù không giao phối

Các nhà khoa học cho biết con cá con có thể là kết quả của quá trình sinh sản vô tính hoặc cá mẹ có thể đã lưu trữ tinh trùng từ lần giao phối cuối cùng với con đực.

Đăng ngày: 25/01/2021
Phát hiện hàng trăm dạng sống chưa từng thấy sống trong ngọn núi lửa

Phát hiện hàng trăm dạng sống chưa từng thấy sống trong ngọn núi lửa

Trên Trái đất, một số sinh vật thích nóng, một số thích lạnh và có những sinh vật khác chỉ cảm thấy như… ở nhà giữa những tia axit bỏng rát của một ngọn núi lửa dưới biển.

Đăng ngày: 24/01/2021
Có gì đặc biệt trong cục chất thải cá voi nhà táng có giá 5,3 tỉ đồng?

Có gì đặc biệt trong cục chất thải cá voi nhà táng có giá 5,3 tỉ đồng?

Một ngư dân Thái Lan phát hiện cục sáp nặng 7kg là chất thải nôn ra từ miệng con cá voi nhà táng, có trị giá hơn 230.000 USD (khoảng 5,3 tỉ đồng).

Đăng ngày: 22/01/2021
Xác cá voi khổng lồ dạt vào cảng biển

Xác cá voi khổng lồ dạt vào cảng biển

Con cá voi chết dạt vào bờ biển Italy vào cuối tuần trước là một trong những mẫu vật lớn nhất từng được tìm thấy ở Địa Trung Hải.

Đăng ngày: 22/01/2021
Cá mập nhỏ đi, ốm yếu hơn do biến đổi khí hậu

Cá mập nhỏ đi, ốm yếu hơn do biến đổi khí hậu

Nghiên cứu mới cho thấy những con cá mập mới sinh có kích thước nhỏ, thể trạng yếu ớt và thiếu dinh dưỡng so với trước đây. Nguyên nhân được cho là do biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 19/01/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News