Cá voi ngày nay di cư với cùng lộ trình của tổ tiên chúng sống cách đây 270.000 năm!
Loài cá voi hiện tại vẫn đang di cư với tuyến đường giống như tổ tiên của chúng sống cách đây 270.000 năm. Phát hiện này có được là nhờ vào việc nghiên cứu hóa thạch của những con Hà – GPS của thời tiền sử!
Nhà khoa học Berkeley đến từ đại học California khi nghiên cứu về hóa thạch của con Hà – sinh vật thường sống bám trên lớp da của cá voi, đã phát hiện ra rằng, nhiều loài cá voi như cá voi Lưng Gù và cá voi Xám vẫn đang di cư xuyên suốt đại dương với cùng lộ trình như tổ tiên của chúng sống cách đây hơn 270.000 năm.
Cá voi di cư cùng lộ trình như tổ tiên của chúng sống cách đây hơn 270.000 năm.
Để hiểu được vì sao nhà khoa học Berkeley có thể đưa ra kết luận này chỉ từ việc nghiên cứu hóa thạch con Hà, chúng ta trước hết cần nắm được tập tính sinh sống của loài động vật này.
Con Hà là một thành viên của ngành Chân Khớp, chúng có kích thước bằng đồng xu, cơ thể bao quanh bởi một lớp vỏ cứng. Loài động vật này có tập tính bám vào một mặt phẳng nào đó và sống hết phần đời còn lại của mình. Khi đã tìm được chỗ trú ẩn, chúng sẽ dùng những cái chân dạng lông để bắt những sinh vật có kích thước hiển vi trong dòng nước.
Con Hà là một thành viên của ngành Chân Khớp, chúng có kích thước bằng đồng xu.
Bên cạnh những vách đá ngầm, vỏ tàu thì cơ thể cá voi chính là một chỗ bám ưa thích của Hà biển. Khi sống trên da của cá voi, con Hà sẽ cùng chu du với gã khổng lồ này và cùng lớn lên. Theo ghi nhận, một con Hà sẽ tăng khoảng vài milimet cơ thể mỗi tháng, bằng cách tích tụ Canxi Cabonat từ nước biển vào vỏ của mình.
Cũng nhờ vào cơ chế này mà con Hà được coi như một chỉ thị sống về điều kiện môi trường của đại dương. Nói cách khác, con Hà có thể ghi lại các chi tiết về vùng nước biển, nơi mà cá voi đi qua và những thông tin này sẽ còn lưu giữ ngay cả sau khi chúng chết đi, hay thậm chí là trở thành hóa thạch.
Một trong những hóa thạch con Hà được dùng cho nghiên cứu này.
Chính nhờ nghiên cứu về hóa thạch của những con Hà từng sống bám trên tổ tiên của loài cá Voi hiện đại này, Berkeley đã giải mã được lộ trình của những con cá vật chủ là từ vùng nước biển ấm ở Nam Thái Bình Dương (khu vực giao phối) đến vùng biển lạnh ở Alaska và Bắc Băng Dương (khu vực kiếm ăn).
Được biết, những phát hiện quý giá này sẽ giúp giới khoa học hiểu được cách mà lộ trình di cư ảnh hưởng đến sự tiến hóa của cá voi trong 3-5 triệu năm trở lại đây. Ngoài ra, cách mà tổ tiên của cá voi thích ứng với biến đổi khí hậu, cũng giúp chúng ta dự đoán được cách cá voi hiện đại sẽ ứng phó với sự thay đổi chóng mặt của môi trường ngày nay.