Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là thường xảy ra sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia... Nguyên nhân gây ra tình trạng ngộ độc thực phẩm là do ăn phải thực phẩm không đảm bảo vệ sinh. Vậy khi bị ngộ độc thực phẩm cần phải xử trí như thế nào?

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Nguyên nhân ngộ độc thực phẩm

  • Thực phẩm bị nhiễm vi khuẩn, nhiễm siêu vi, ký sinh trùng.
  • Thực phẩm có chứa độc chất phụ gia thêm như hóa chất bảo quản, hóa chất tạo màu, tạo mùi, tạo vị...
  • Thực phẩm tự nó có chứa độc chất tự nhiên hoặc do bị nhiễm các độc chất do ô nhiễm môi trường.

Các dạng ngộ độc thực phẩm và biểu hiện

Theo các chuyên gia nghiên cứu, ngộ độc thực phẩm có thể chia làm 2 loại là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính.

  • Ngộ độc cấp tính là dạng ngộ độc phát tác ngay sau khi ăn với những biểu hiện như mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng, đi ngoài... Thậm chí, một số trường hợp ngộ độc thực phẩm không được cấp cứu kịp thời còn có thể dẫn đến tử vong.
  • Ngộ độc mãn tính là dạng ngộ độc không có dấu hiệu rõ ràng và không phát tác ngay sau khi ăn. Ở dạng này, các chất độc sẽ tích tụ ở các bộ phận trong cơ thể, gây ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất, về lâu dài sẽ dẫn đến ung thư và các bệnh tật nguy hiểm khác.

Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhàKhi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ.

Làm gì khi ngộ độc thức ăn? Nếu có các biểu hiện ngộ độc xảy ra sau khi ăn thức ăn gây ngộ độc trước 6h thì cần làm cho người bị ngộ độc nôn ra hết thức ăn đã ăn vào.

Có thể gây nôn bằng cách: Dùng lông gà ngoáy họng, uống nước mùn thớt, uống nước muối (2 thìa canh muối pha với 1 cốc nước ấm) hoặc uống đầy nước rồi móc họng để kích thích gây nôn.

Tuy nhiên, khi sơ cứu bằng gây nôn cho trẻ, người lớn phải lưu ý móc họng trẻ cho khéo, tránh làm xây xát họng trẻ. Phải để trẻ nằm đầu thấp, nghiêng đầu sang một bên rồi móc họng để trẻ nôn thức ăn ra. Không để trẻ nằm ngửa và nôn vì như vậy có thể gây sặc lên mũi, xuống phổi và rất dễ dẫn đến tử vong. Trong quá trình gây nôn, phải luôn phải khăn để lau chùi. Móc sạch thức ăn trẻ nôn ra rồi dùng khăn mềm lau sạch miệng trẻ.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhàKhi có các biểu hiện của ngộ độc cấp tính, các bạn cần áp dụng các biện pháp đẩy chất độc ra ngoài.

Với trường hợp ngộ độc xảy ra sau khi ăn phải thức ăn gây độc sau 6h, lúc này chất độc đã bị hấp thu một phần vào cơ thể, thì cần xử trí bằng cách:

  • Dùng chất trung hòa: nếu người bị ngộ độc do những chất acid có thể dùng những chất kiềm chủ yếu như: nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút cho người bệnh uống 15ml. Tuy nhiên, tuyệt đối không được dùng thuốc muối để tránh hình thành C­­O2 làm thủng dạ dày cho bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày. Nếu người bị ngộ độc do chất kiềm thì cho uống dung dịch acid nhẹ như: dấm, nước quả chua….
  • Dùng chất bảo vệ niêm mạc dạ dày như: dùng bột mì, bột gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo…để ngăn cản sự hấp thu của dạ dày, ruột đối với chất độc.
  • Dùng chất kết tủa: nếu bị ngộ độc kim loại (chì, thủy ngân…) có thể dùng lòng trắng trứng, sữa hoặc 4 – 10g natri sunfat.
  • Dùng chất giải độc: với người bị ngộ độc kim loại nặng, axit… có thể uống kết hợp với chất độc thành chất không độc như: uống hỗn hợp than bột, magie oxit.

Lưu ý: Đối với tất cả các trường hợp ngộ độc đều phải được đưa ngay tới cơ sở Y tế để được bác sỹ đưa ra phác đồ cấp cứu điều trị, phù hợp, kịp thời.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhàCần chú ý trong khâu lựa chọn và chế biến thực phẩm để tránh xảy ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm.

Cách phòng tránh ngộ độc thực phẩm

Để hạn chế ngộ độc thực phẩm 1 cách hiệu quả, bạn có thể áp dụng những cách sau đây:

  • Ăn thức ăn thịt cá tươi sống, rau quả tươi, trứng còn nguyên vẹn không nứt vỏ, trứng cũ.
  • Không ăn đồ hộp đóng gói, nếu ăn phải nấu chín kỹ các thức ăn đồ hộp trước khi ăn.
  • Không ăn bơ, sữa hay các sản phẩm từ bơ sữa để quá lâu.
  • Thịt cá tươi cần bỏ vào bao sạch để vào ngăn đá của tủ lạnh. Nếu lấy ra nấu thì cần ăn hết, không nên lấy ra rã đông rồi cất lại để dành.
  • Thức ăn để tủ lạnh chỉ dược 1-2 ngày là không nên ăn nữa vì vi khuẩn có thể sinh sản trong đó.
  • Thức ăn có mùi lạ phải bỏ đi.
  • Không ăn cá thịt ươn hay vừa mới bắt đầu ươn.
  • Khi đi du lịch, cẩn thận khi ăn uống dọc đường.
  • Giữ gìn vệ sinh cá nhân.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Nước đá dễ nhiễm trực khuẩn mủ xanh gây nhiều bệnh tật

Nước đá dễ nhiễm trực khuẩn mủ xanh gây nhiều bệnh tật

Vi sinh Pseudomonas aeruginosa, còn gọi trực khuẩn mủ xanh trong nước đá bẩn khi xâm nhập vào phổi, thận, đường tiết niệu... có thể gây nguy hiểm tính mạng.

Đăng ngày: 24/11/2016
Cảnh giác dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ

Cảnh giác dấu hiệu bệnh gan nhiễm mỡ

Theo y văn, gan nhiễm mỡ không phải là biểu hiện của một bệnh lý mà của nhiều bệnh lý gộp lại. Ở người bình thường, lượng mỡ trong gan rất thấp.

Đăng ngày: 24/11/2016
Phù - dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Phù - dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm

Phù là một dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm chết người như: bệnh gan, thận, ung thư... Vì vậy khi bị có dấu hiệu bị phù bạn nên đi khám để tìm nguyên nhân và có phương pháp điều trị kịp thời.

Đăng ngày: 24/11/2016
Tìm ra kháng thể mới, giúp vô hiệu hóa 98% chuỗi gene virus HIV/AIDS

Tìm ra kháng thể mới, giúp vô hiệu hóa 98% chuỗi gene virus HIV/AIDS

Virus HIV tấn công và gần như vô hiệu quả hệ thống miễn dịch của con người. Hiện tại vẫn chưa có thuốc tiêu diệt hoàn toàn loại virus này và nếu để nó phát triển và tàn phá, con người sẽ nhiễm hội chứng suy giảm miễn dịch AIDS, căn bệnh thế kỷ vẫn đều đặn cướp đi nhiều mạng sống hàng năm.

Đăng ngày: 24/11/2016
Mẹo hay trị viêm họng không dùng thuốc

Mẹo hay trị viêm họng không dùng thuốc

Viêm họng gây đau, ngứa cổ họng khiến bạn khó chịu nhưng không đến mức phải đi bác sĩ. Bằng những nguyên liệu tự nhiên rất dễ tìm thấy trong căn bếp nhà mình bạn hoàn toàn có thể làm dịu cơn đau rát cổ họng mà không cần dùng đến kháng sinh.

Đăng ngày: 24/11/2016
Bệnh viêm họng hạt là gì?

Bệnh viêm họng hạt là gì?

Viêm họng hạt là gì? Đâu là nguyên nhân và triệu chứng gây bệnh? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé.

Đăng ngày: 23/11/2016
Sự nguy hiểm của căn bệnh nhược thị mà không phải ai cũng biết

Sự nguy hiểm của căn bệnh nhược thị mà không phải ai cũng biết

Căn bệnh khiến cho một bên mắt của Vân Hugo hỏng hoàn toàn hóa ra lại cực kỳ phổ biến.

Đăng ngày: 23/11/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News