Các công nghệ mới sẽ làm tổn thương trí nhớ của con người?

Lớp học trò của thế hệ mươi năm trước thường có thói quen tính nhẩm các phép tính căn bản, không chỉ khi làm bài tập trong lớp, mà còn áp dụng cả vào cuộc sống đời thường như trong những khi mua bán.

Một phần là do thời đó chưa có máy tính cầm tay như bây giờ, nhưng chủ yếu là thời xưa học trò đều được tập cho cách tính nhẩm. Học trò thời nay, mỗi lần làm toán là rút máy ra “bấm bấm”, thậm chí các cô bán rau ngoài chợ cũng tính tiền bằng máy tính.

Chính vì vậy mà giới khoa học đã đặt vấn đề liệu công nghệ mới có tác động làm tổn thương trí nhớ của chúng ta?

Tạp chí Sciences et Avenir nổi tiếng của Pháp đã thực hiện cuộc phỏng vấn với bác sĩ Thần kinh Tâm lý Francis Eustache, giám đốc đơn vị nghiên cứu của Inserm tại Đại học Caen Normandy và chủ tịch Hội đồng Khoa học của tạp chí Observatoire, nhằm tìm hiểu vấn đề.

Các công nghệ mới sẽ làm tổn thương trí nhớ của con người?
“Bộ nhớ trong” của chúng ta sẽ bị suy yếu chính vì những “bộ nhớ ngoài” như thế này.

Ngày nay, chuyện “quên” đã trở nên chuyện thường tình. Quên địa chỉ, quên số điện thoại của ai đó... chỉ là chuyện thường tình. Nhưng gặp người quen, nhớ mặt mà quên tên hoặc nhớ tên mà quên mặt mới là “nguy hiểm”.

Chữ “memory”, tức ký ức, lấy từ tiếng Latin “memoria” nghĩa là “khả năng ghi nhớ”, đã được tạp chí Sciences et Avenir dí dỏm ví von là ngày nay đã “tuột khỏi tay chúng ta” mà lý do là việc sử dụng gần như vĩnh viễn các công nghệ mới, và nhất là từ khi Internet ra đời.

BS. Francis Eustache cho biết, một nghiên cứu của TS. Betsy Sparrow, giáo sư Tâm lý học tại Đại học Columbia (Mỹ) đã cho thấy rất rõ rằng khi đặt câu hỏi hơi khó cho sinh viên, chẳng hạn như "Sông Hoàng Hà ở đâu?", thì điều trước tiên mà các em nghĩ tới là tìm kiếm câu trả lời trên Internet hơn là tìm trong trí nhớ của chính mình.

Internet vì vậy đã trở thành một dạng thiết yếu của “bộ nhớ ngoài”, tức là nơi mà thông tin được lưu trữ bên ngoài chúng ta. Và đó là một sự thay đổi lớn đối với chức năng nhận thức và đối với não của chúng ta.

Sức mạnh của công nghệ giúp lưu thông kiến ​​thức và cung cấp cho chúng ta rất nhiều thông tin ngay lập tức. Nhưng, giống như bất kỳ sự phát triển kỹ thuật nào, cũng đều có mặt trái của nó như đặt ra vấn đề một cách chung chung hơn, gần như triết học, về mối liên hệ giữa ký ức bên trong và ký ức bên ngoài.

Bộ nhớ trong có tính năng tổng hợp những gì đã biết (bộ nhớ ngữ nghĩa), những gì đã nhớ (bộ nhớ nhiều tập), những gì đã làm chủ (bộ nhớ về phương pháp), đó chính là bộ nhớ của chúng ta.

Nhưng bộ nhớ trong lại luôn được kết nối với bộ nhớ bên ngoài (là nơi ta biết có thể tìm thấy thông tin) như nơi những người khác, trong thư viện, trên báo chí, tại trường đại học và ngày nay là Internet.

Lại thêm một vấn đề nữa là “bộ nhớ bên ngoài” có nguồn thông tin rất phong phú và dễ truy cập trong khi bộ não của chúng ta thì lại hạn chế. Vì vậy, tại sao phải ghi nhớ thông tin cho não khi chúng ta biết rằng nó đã được lưu giữ đâu đó trên mạng?

Cũng có thắc mắc rằng đúng là chúng ta có quá ít nỗ lực để ghi nhớ (bao gồm cả số điện thoại), nhưng liệu điều này có nghiêm trọng hay không?

Sẽ không phải là nghiêm trọng nếu chúng ta có một danh bạ tin cậy, nhưng vấn đề là nếu bộ nhớ trong suy yếu thì các kiến thức về thế giới cũng sẽ suy yếu trong khi nó giúp cho chúng ta suy nghĩ và quyết định mọi điều.

Quá nhiều lời mời chào (thông báo, tin nhắn, email, tin tức...) cũng không có lợi, sẽ làm chúng ta phải ứng phó không tập trung vào được vấn đề chính yếu và não cũng không được nghỉ ngơi. Vì vậy, mối quan hệ bộ nhớ trong/bộ nhớ ngoài cần phải được cân bằng.

Về việc sử dụng GPS, theo một nghiên cứu hình ảnh não, được biết rằng các tài xế taxi ở London, những người phải biết tất cả các con đường trong thành phố, đều có vùng hippocampus (cấu trúc trong não liên quan tới ghi nhớ và định hướng trong không gian) phát triển hơn người bình thường. Nhưng nếu vùng này ít được sử dụng thì rồi sẽ bị suy yếu đi.

BS. Francis Eustache kết luận, nếu nói rằng bộ nhớ của chúng ta đang bị đe dọa bởi các công nghệ mới thì đây đúng là những gì phần lớn chúng ta nghĩ, tuy vẫn còn cần tới những kết quả nghiên cứu khoa học để chứng minh.

Điều duy nhất chúng ta có thể nói hôm nay là để phát triển tốt các chức năng nhận thức của người trẻ, việc sử dụng các công nghệ mới phải cực kỳ hạn chế. Và quan trọng là phải biết cách điều tiết thời gian ngắt kết nối để bảo toàn cho bộ nhớ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ biến động cơ phản lực lai tên lửa đẩy thành hiện thực

Công nghệ biến động cơ phản lực lai tên lửa đẩy thành hiện thực

Công nghệ ngăn động cơ phản lực tan chảy ở tốc độ siêu thanh được thử thành công, giúp giảm giờ bay từ London tới New York xuống một tiếng.

Đăng ngày: 10/04/2019
Con đường mới của robot phân tử

Con đường mới của robot phân tử

Robot phân tử là một khái niệm mới với việc tạo ra từng con robot nhỏ, riêng rẽ nhưng y hệt nhau, độc lập với các thành phần cấu tạo và độc lập cả với trung tâm điều khiển.

Đăng ngày: 09/04/2019
Anh triển khai công nghệ khí canh để trồng rau xanh

Anh triển khai công nghệ khí canh để trồng rau xanh

Công ty LettUs Grow ở Bristol, Anh, đã phát triển công nghệ khí canh (aeroponics) không cần vườn ruộng và các luống đất truyền thống để trồng rau xanh.

Đăng ngày: 05/04/2019
MIT và NASA chế tạo cánh máy bay siêu linh hoạt, giúp thay đổi hướng bay

MIT và NASA chế tạo cánh máy bay siêu linh hoạt, giúp thay đổi hướng bay

Theo nguồn tin của trang MIT News, các nhà nghiên cứu của MIT và NASA đã phát triển loại cánh máy bay có khả năng thay đổi hình dáng và cải thiện hiệu suất bay, năng suất sản xuất vào bảo trì.

Đăng ngày: 03/04/2019
Trải nghiệm mới với robot bay MetaFly

Trải nghiệm mới với robot bay MetaFly

Những chiếc drone với bốn cánh quạt thiết trí ở bốn góc đã trở nên quá quen thuộc. Mặc dù công dụng của drone khá nhiều, nhất là tính năng quay phim, chụp ảnh từ trên cao.

Đăng ngày: 03/04/2019
8 siêu sức mạnh cho con người có thể sắp thành hiện thực nhờ công nghệ

8 siêu sức mạnh cho con người có thể sắp thành hiện thực nhờ công nghệ

Những tiến bộ trong điều khiển học, hàng không và các lĩnh vực khác đã tạo ramột lập luận thuyết phục rằng một ngày nào đó chúng ta có thể bay, tàng hình, đọc suy nghĩ, và trường sinh.

Đăng ngày: 30/03/2019
Nhật Bản công bố trợ lý robot cho Thế vận hội Tokyo 2020

Nhật Bản công bố trợ lý robot cho Thế vận hội Tokyo 2020

Ban tổ chức Olympic và Paralympic Tokyo 2020 đã tiết lộ hai robot và một bộ khung robot sẽ được triển khai để giúp công nhân và người tham dự.

Đăng ngày: 26/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News