Các “dị nhân” trong tự nhiên
Trong thế giới tự nhiên đầy nguy hiểm rình rập thì khả năng biến hình ngoạn mục của những “dị nhân” sau đây quả thật là một “chiêu thức” hiệu quả, không những giúp chúng trốn tránh kẻ thù mà còn hỗ trợ tích cực trong việc kiếm ăn, duy trì nòi giống, và tồn tại được trong môi trường cạnh tranh khốc liệt.
Hải tiêu (sea squirt)
Loài hải tiêu thường sống bám vào thân tàu hoặc các các vật thể khác như đá hoặc san hô. Tuy là động vật nhưng trông khá giống thực vật với thân mình không có hình dáng rõ rệt, thường có hình cầu hoặc hình trụ với nhiều màu sắc sặc sỡ. Bên ngoài thân chúng có một lớp áo trong suốt bao bọc.
Hải tiêu là một loài có khả năng biến đổi khá mạnh mẽ từ giai đoạn ấu trùng lên giai đoạn trưởng thành. Ấu trùng hải tiêu có một bộ não, một dây tủy sống và đuôi – một cấu tạo tương tự như những động vật bậc cao; tuy nhiên khi bắt đầu trưởng thành và bám cố định vào một vật thể nào đó, những bộ phận này sẽ dần biến mất theo quá trình lớn lên của hải tiêu. Hải tiêu còn có khả năng tự hàn kín các vết thương bằng cách tái tạo tế bào mới. Sinh vật kỳ lạ này hiện vẫn còn hấp dẫn đối với các nhà khoa học. Họ đang nghiên cứu khả năng tự chữa vết thương của nó, từ đó tìm hướng đi mới trong việc chữa các bệnh về tim mạch và Alzheimer ở người.
Nòng nọc
Nòng nọc là dạng ấu trùng của các những động vật lưỡng cư như ếch hay cóc. Khi những con nòng nọc này phát triển tới giai đoạn trưởng thành thì cơ thể chúng sẽ thay đổi một cách ngoạn mục, không còn lưu lại chút dấu vết nào của giai đoạn trước đó. Khi còn là ấu trùng, hay ta quen gọi là nòng nọc, chúng sống trong những vùng nước nông, và cơ thể không có bất cứ một phần phụ nào ngoại trừ cái đuôi dài. Nhưng đến giai đoạn trưởng thành, cái đuôi bắt đầu tự tiêu, và tứ chi cũng bắt đầu phát triển. Cái miệng cũng dần phát triển rộng ra, làm cho cái đầu cũng theo đó mà nở rộng ra. Các cơ quan nội tạng cũng biến đổi để thích nghi với một chế độ ăn mới - từ thực đơn trước đây chủ yếu là thực vật, giờ chúng chuyển sang tiêu thụ cả các loại côn trùng.
Tắc kè hoa
Tắc kè hoa nổi tiếng nhờ khả năng thay đổi màu sắc cơ thể theo màu sắc của môi trường xung quanh, tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu tại sở thú San Diego, chúng không bắt chước được hết mọi màu nền. Khả năng tùy biến màu sắc cơ thể theo màu sắc của môi trường của tắc kè hoa là nhờ vào cấu tạo da có 4 lớp.Mỗi lớp da chứa một sắc tố khác nhau, cho phép các lớp da khác thay đổi tùy theo cường độ ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm trong không khí. Ngoài ra, các dây thần kinh và các hormone cũng tham gia vào màn ảo thuật thay đổi màu sắc độc đáo này. Tắc kè hoa không chỉ sử dụng khả năng ngụy trang này để trốn những kẻ săn mồi ngoài tự nhiên, mà đây còn là một hình thức biểu hiện tâm trạng của chúng.
Cú mèo
Trên thế giới hiện có khoảng 45 loài cú mèo khác nhau, phần lớn chúng sống ở Châu Phi và phía nam Châu Âu. Cú mèo là loài sống về đêm. Với thân hình nhỏ bé (chỉ khảng 17 cm) chúng dễ biến thành bữa ăn nhẹ cho các loài chim săn mồi khác. Vì vậy loài chim tinh khôn này đã sử dụng một tiểu xảo để tự bảo vệ mình. Nhờ vào bộ lông có màu vằn vện giống như vỏ cây, cú mèo dễ dàng ẩn mình và hòa lẫn vào khung cảnh xung quanh khi chúng đậu trên những cành cây; bằng cách này chúng trở nên gần như là vô hình trong mắt những kẻ săn mồi khác. Ngoài khả năng ngụy trang này, cú mèo còn có một chiêu khác là kéo cơ thể giãn ra để cơ thể trông gầy hơn, và khi nó đung đưa thân mình thì trông chẳng khác nào một cành cây đang lắc lư trong gió.
Sâu bướm
Sâu bướm có lẽ là một cao thủ biến hình trong tự nhiên, từ những con sâu mềm èo khá đáng sợ đùng một cái trở thành những cánh bướm sặc sỡ quyến rũ. Nhưng đó chưa phải là khả năng duy nhất của loài này; nhờ vào màu sắc của mình mà chúng có thể cải trang trà trộng vào cây cối xung quanh, những chiếc lông trên mình chúng trông giống như những chiếc gai nhọn trên một cành cây. Nhờ đó mà chúng có thể sống sót cho tới khi hoàn toàn trưởng thành và bắt đầu quá trình biến hình. Bắt đầu là giai đoạn biến thành nhộng khi con sâu bắt đầu cố định thân mình vào một một thể chắc chắn như vỏ cây. Sau đó chúng sẽ tạo một cái kén. Quá trình biến hình xảy ra âm thầm bên trong cái kén này, trong đó sâu bướm dần tự phân hủy thành một chất dịch lỏng, chỉ còn chừa lại một ít tế bào đủ để tái tạo hình thù một con bướm. Kết thúc quá trình này, kén nứt ra và bướm vươn cánh bắt đầu cuộc sống mới. Vì chỉ sống được có vài tuần nên chúng tranh thủ thời gian để giao phối và đẻ trứng. Trứng nở thành ấu trùng sâu, và một vòng đời mới lại bắt đầu.
Cáo Bắc Cực
Loài cáo này sống trên các lãnh nguyên lạnh giá vùng Bắc Cực; chúng có khả năng đặc biệt khác với các loài họ hàng của mình là thay đổi màu lông theo mùa để dễ hòa lẫn với môi trường. Vào đầu mùa xuân, lớp lông dày trắng muốt của mùa đông sẽ được thay thế bằng một lớp lông ngắn hơn màu nâu, nhờ vậy mà chúng lẫn với màu của bụi đất và thảm lá rừng. Rồi đến tháng 11 hàng năm, lớp lông nâu này lại được thay mới toàn bộ bằng một lớp lông dày trắng tinh chuẩn bị đón chào mùa đông đầy tuyết trắng. Nhờ có khả năng thay lông theo mùa này mà cáo bắc cực có thể qua mắt được những kẻ săn mồi to lớn khác. Loài cáo này cũng rất tinh khôn, chúng thường bám theo sau những con gấu bắc cực, chờ cho chúng ăn xong để hưởng phần thức ăn thừa còn sót lại; nhờ có màu lông trắng lẫn vào tuyết mà chúng không bị biến thành bữa ăn tiếp theo cho những con gấu này.
Kỳ nhông hổ
Đây là loài kỳ nhông lớn nhất trên thế giới; gọi chúng là kỳ nhông hổ vì những hoa văn trên mình chúng giống với hoa văn của loài hổ. Loài kỳ nhông này khi trưởng thành có dài đến 35 cm và trên mình điểm những sọc hoặc đốm vàng. Đặc điểm nổi bật của loài này là chúng có thể biến hình tài tình trong lúc giao phối với con cái để có thể đạt thành công trong việc duy trì nòi giống. Trong nghi thức sinh sản của loài này, con đực sẽ phóng thích một túi tinh trùng để con cái nuốt vào bụng. Khi một con đực không tìm được bạn tình, nó sẽ dùng một “thủ đoạn” khác để được làm bố. Lúc này, nó sẽ đóng giả làm một con cái khác để tiếp cận đôi tình nhân. Việc nó đóng giả làm con cái sẽ làm con đực kia không cảnh giác về đề phòng sự có mặt của nó; sau đó tên giả mạo này sẽ đặt túi tinh trùng của mình lên phía trên túi tinh trùng của đối thủ, và rồi con cái sẽ chọn cái túi này của anh chàng lắm chiêu này.
Cá bơn
Loài cá này có một khả năng mà các loài cá khác không làm được, đó là bơi ở tư thế nằm ngang. Đặc biệt hơn nữa là 2 mắt của chúng đều nằm bên phía thân mình hướng lên trên, còn mặt hướng xuống đáy biển hoàn toàn không có mắt. Thật ra, ở giai đoạn còn non, mắt của chúng cũng nằm đối xứng 2 bên như các loài cá khác, nhưng càng lớn thì con mắt phía bên kia dần di chuyển lên mặt trên, và điều này làm cho chúng trở thành ngoại lệ của quy tắc đối xứng hai bên. Chúng còn có khả năng thay đổi màu sắc cơ thể phù hợp với màu sắc của đáy biển hòng qua mắt các loài cá săn mồi khác.
Bạch tuộc Longarm
Đây là một kẻ tinh quái vào bậc nhất dưới đáy biển với khả năng biến mình thành hình dạng của rất nhiều loài khác và bắt chước luôn hành vi của chúng để ngụy trang thoát hiểm. Khi phát hiện kẻ thù, chúng nhanh chóng xếp những xúc tu của mình để bắt chước hình dạng của các loài khác nằm ngoài thực đơn ưa thích của kẻ săn mồi kia; chẳng hạn nó có thể giả hình dạng của cá bơn, hoặc biến thành một con rắn biển, nhờ vậy mà qua mắt được kẻ săn mồi ưa món bạch tuộc. Thậm chí, nó còn bắt chước luôn hành vi của con vật mà nó đang giả dạng. Tuy “thủ đoạn” này không hoàn toàn che giấu được bạch tuộc nhà ta nhưng cũng đủ làm rối trí kẻ săn mồi, nhờ đó mà nhà ảo thuật tài ba này có đủ thời gian để lẩn đi nơi khác.
Bọ que
Nếu bạn không thấy chúng nhúc nhích, có thể bạn sẽ chẳng biết nó là động vật, vì nó trông chẳng khác nào một cái que gỗ khẳng khiu. Khả năng ngụy trang của chúng tài tình đến nỗi chúng chẳng thèm nằm lẫn trong các đám cây mà có thể tự tin xuất hiện ở bất cứ đâu. Thậm chí chuyển động của chúng cũng làm cho bạn nghĩ rằng đó là một nhánh cây nhỏ đang lắc lư theo chiều gió. Loài động vật khéo léo này còn có đặc tính sinh sản đặc biệt, vừa vô tính, vừa hữu tính. Nếu một con cái chưa được thụ tinh đẻ trứng, thì những trứng này sẽ nở thành bọ cái; còn nếu có một con đực thụ tinh cho trứng thì chúng sẽ nở thành bọ đực.
Hải tiêu (sea squirt)
Loài hải tiêu thường sống bám vào thân tàu hoặc các các vật thể khác như đá hoặc san hô. Tuy là động vật nhưng trông khá giống thực vật với thân mình không có hình dáng rõ rệt, thường có hình cầu hoặc hình trụ với nhiều màu sắc sặc sỡ. Bên ngoài thân chúng có một lớp áo trong suốt bao bọc.
Hải tiêu là một loài có khả năng biến đổi khá mạnh mẽ từ giai đoạn ấu trùng lên giai đoạn trưởng thành. Ấu trùng hải tiêu có một bộ não, một dây tủy sống và đuôi – một cấu tạo tương tự như những động vật bậc cao; tuy nhiên khi bắt đầu trưởng thành và bám cố định vào một vật thể nào đó, những bộ phận này sẽ dần biến mất theo quá trình lớn lên của hải tiêu. Hải tiêu còn có khả năng tự hàn kín các vết thương bằng cách tái tạo tế bào mới. Sinh vật kỳ lạ này hiện vẫn còn hấp dẫn đối với các nhà khoa học. Họ đang nghiên cứu khả năng tự chữa vết thương của nó, từ đó tìm hướng đi mới trong việc chữa các bệnh về tim mạch và Alzheimer ở người.
Nòng nọc
Nòng nọc là dạng ấu trùng của các những động vật lưỡng cư như ếch hay cóc. Khi những con nòng nọc này phát triển tới giai đoạn trưởng thành thì cơ thể chúng sẽ thay đổi một cách ngoạn mục, không còn lưu lại chút dấu vết nào của giai đoạn trước đó. Khi còn là ấu trùng, hay ta quen gọi là nòng nọc, chúng sống trong những vùng nước nông, và cơ thể không có bất cứ một phần phụ nào ngoại trừ cái đuôi dài. Nhưng đến giai đoạn trưởng thành, cái đuôi bắt đầu tự tiêu, và tứ chi cũng bắt đầu phát triển. Cái miệng cũng dần phát triển rộng ra, làm cho cái đầu cũng theo đó mà nở rộng ra. Các cơ quan nội tạng cũng biến đổi để thích nghi với một chế độ ăn mới - từ thực đơn trước đây chủ yếu là thực vật, giờ chúng chuyển sang tiêu thụ cả các loại côn trùng.
Tắc kè hoa
Tắc kè hoa nổi tiếng nhờ khả năng thay đổi màu sắc cơ thể theo màu sắc của môi trường xung quanh, tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu tại sở thú San Diego, chúng không bắt chước được hết mọi màu nền. Khả năng tùy biến màu sắc cơ thể theo màu sắc của môi trường của tắc kè hoa là nhờ vào cấu tạo da có 4 lớp.Mỗi lớp da chứa một sắc tố khác nhau, cho phép các lớp da khác thay đổi tùy theo cường độ ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm trong không khí. Ngoài ra, các dây thần kinh và các hormone cũng tham gia vào màn ảo thuật thay đổi màu sắc độc đáo này. Tắc kè hoa không chỉ sử dụng khả năng ngụy trang này để trốn những kẻ săn mồi ngoài tự nhiên, mà đây còn là một hình thức biểu hiện tâm trạng của chúng.
Cú mèo
Trên thế giới hiện có khoảng 45 loài cú mèo khác nhau, phần lớn chúng sống ở Châu Phi và phía nam Châu Âu. Cú mèo là loài sống về đêm. Với thân hình nhỏ bé (chỉ khảng 17 cm) chúng dễ biến thành bữa ăn nhẹ cho các loài chim săn mồi khác. Vì vậy loài chim tinh khôn này đã sử dụng một tiểu xảo để tự bảo vệ mình. Nhờ vào bộ lông có màu vằn vện giống như vỏ cây, cú mèo dễ dàng ẩn mình và hòa lẫn vào khung cảnh xung quanh khi chúng đậu trên những cành cây; bằng cách này chúng trở nên gần như là vô hình trong mắt những kẻ săn mồi khác. Ngoài khả năng ngụy trang này, cú mèo còn có một chiêu khác là kéo cơ thể giãn ra để cơ thể trông gầy hơn, và khi nó đung đưa thân mình thì trông chẳng khác nào một cành cây đang lắc lư trong gió.
Sâu bướm
Sâu bướm có lẽ là một cao thủ biến hình trong tự nhiên, từ những con sâu mềm èo khá đáng sợ đùng một cái trở thành những cánh bướm sặc sỡ quyến rũ. Nhưng đó chưa phải là khả năng duy nhất của loài này; nhờ vào màu sắc của mình mà chúng có thể cải trang trà trộng vào cây cối xung quanh, những chiếc lông trên mình chúng trông giống như những chiếc gai nhọn trên một cành cây. Nhờ đó mà chúng có thể sống sót cho tới khi hoàn toàn trưởng thành và bắt đầu quá trình biến hình. Bắt đầu là giai đoạn biến thành nhộng khi con sâu bắt đầu cố định thân mình vào một một thể chắc chắn như vỏ cây. Sau đó chúng sẽ tạo một cái kén. Quá trình biến hình xảy ra âm thầm bên trong cái kén này, trong đó sâu bướm dần tự phân hủy thành một chất dịch lỏng, chỉ còn chừa lại một ít tế bào đủ để tái tạo hình thù một con bướm. Kết thúc quá trình này, kén nứt ra và bướm vươn cánh bắt đầu cuộc sống mới. Vì chỉ sống được có vài tuần nên chúng tranh thủ thời gian để giao phối và đẻ trứng. Trứng nở thành ấu trùng sâu, và một vòng đời mới lại bắt đầu.
Cáo Bắc Cực
Loài cáo này sống trên các lãnh nguyên lạnh giá vùng Bắc Cực; chúng có khả năng đặc biệt khác với các loài họ hàng của mình là thay đổi màu lông theo mùa để dễ hòa lẫn với môi trường. Vào đầu mùa xuân, lớp lông dày trắng muốt của mùa đông sẽ được thay thế bằng một lớp lông ngắn hơn màu nâu, nhờ vậy mà chúng lẫn với màu của bụi đất và thảm lá rừng. Rồi đến tháng 11 hàng năm, lớp lông nâu này lại được thay mới toàn bộ bằng một lớp lông dày trắng tinh chuẩn bị đón chào mùa đông đầy tuyết trắng. Nhờ có khả năng thay lông theo mùa này mà cáo bắc cực có thể qua mắt được những kẻ săn mồi to lớn khác. Loài cáo này cũng rất tinh khôn, chúng thường bám theo sau những con gấu bắc cực, chờ cho chúng ăn xong để hưởng phần thức ăn thừa còn sót lại; nhờ có màu lông trắng lẫn vào tuyết mà chúng không bị biến thành bữa ăn tiếp theo cho những con gấu này.
Kỳ nhông hổ
Đây là loài kỳ nhông lớn nhất trên thế giới; gọi chúng là kỳ nhông hổ vì những hoa văn trên mình chúng giống với hoa văn của loài hổ. Loài kỳ nhông này khi trưởng thành có dài đến 35 cm và trên mình điểm những sọc hoặc đốm vàng. Đặc điểm nổi bật của loài này là chúng có thể biến hình tài tình trong lúc giao phối với con cái để có thể đạt thành công trong việc duy trì nòi giống. Trong nghi thức sinh sản của loài này, con đực sẽ phóng thích một túi tinh trùng để con cái nuốt vào bụng. Khi một con đực không tìm được bạn tình, nó sẽ dùng một “thủ đoạn” khác để được làm bố. Lúc này, nó sẽ đóng giả làm một con cái khác để tiếp cận đôi tình nhân. Việc nó đóng giả làm con cái sẽ làm con đực kia không cảnh giác về đề phòng sự có mặt của nó; sau đó tên giả mạo này sẽ đặt túi tinh trùng của mình lên phía trên túi tinh trùng của đối thủ, và rồi con cái sẽ chọn cái túi này của anh chàng lắm chiêu này.
Cá bơn
Loài cá này có một khả năng mà các loài cá khác không làm được, đó là bơi ở tư thế nằm ngang. Đặc biệt hơn nữa là 2 mắt của chúng đều nằm bên phía thân mình hướng lên trên, còn mặt hướng xuống đáy biển hoàn toàn không có mắt. Thật ra, ở giai đoạn còn non, mắt của chúng cũng nằm đối xứng 2 bên như các loài cá khác, nhưng càng lớn thì con mắt phía bên kia dần di chuyển lên mặt trên, và điều này làm cho chúng trở thành ngoại lệ của quy tắc đối xứng hai bên. Chúng còn có khả năng thay đổi màu sắc cơ thể phù hợp với màu sắc của đáy biển hòng qua mắt các loài cá săn mồi khác.
Bạch tuộc Longarm
Đây là một kẻ tinh quái vào bậc nhất dưới đáy biển với khả năng biến mình thành hình dạng của rất nhiều loài khác và bắt chước luôn hành vi của chúng để ngụy trang thoát hiểm. Khi phát hiện kẻ thù, chúng nhanh chóng xếp những xúc tu của mình để bắt chước hình dạng của các loài khác nằm ngoài thực đơn ưa thích của kẻ săn mồi kia; chẳng hạn nó có thể giả hình dạng của cá bơn, hoặc biến thành một con rắn biển, nhờ vậy mà qua mắt được kẻ săn mồi ưa món bạch tuộc. Thậm chí, nó còn bắt chước luôn hành vi của con vật mà nó đang giả dạng. Tuy “thủ đoạn” này không hoàn toàn che giấu được bạch tuộc nhà ta nhưng cũng đủ làm rối trí kẻ săn mồi, nhờ đó mà nhà ảo thuật tài ba này có đủ thời gian để lẩn đi nơi khác.
Bọ que
Nếu bạn không thấy chúng nhúc nhích, có thể bạn sẽ chẳng biết nó là động vật, vì nó trông chẳng khác nào một cái que gỗ khẳng khiu. Khả năng ngụy trang của chúng tài tình đến nỗi chúng chẳng thèm nằm lẫn trong các đám cây mà có thể tự tin xuất hiện ở bất cứ đâu. Thậm chí chuyển động của chúng cũng làm cho bạn nghĩ rằng đó là một nhánh cây nhỏ đang lắc lư theo chiều gió. Loài động vật khéo léo này còn có đặc tính sinh sản đặc biệt, vừa vô tính, vừa hữu tính. Nếu một con cái chưa được thụ tinh đẻ trứng, thì những trứng này sẽ nở thành bọ cái; còn nếu có một con đực thụ tinh cho trứng thì chúng sẽ nở thành bọ đực.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bí ẩn những món ăn trong ngày lễ ma quỷ Halloween
Cũng như các ngày lễ khác, trong lễ Halloween, người ta thường ăn một số món ăn đặc trưng và mang ý nghĩa đặc biệt cho dịp này.
Đăng ngày: 25/10/2018
Là một trong những giống chó trung thành bậc nhất, tại sao ngao Tây Tạng vẫn cắn chủ?
Về cơ bản, ngao Tây Tạng (hoặc ngao Tạng) nổi tiếng vì khả năng trung thành tuyệt đối với chủ nhân. Đó là một trong những đặc điểm giúp chúng trở thành loài chó đắt nhất thế giới trong nhiều năm liền.
Đăng ngày: 20/07/2018
Lý do quạ giao phối với xác đồng loại
Quạ là loài chim có tập tính xã hội cao và chúng vẫn tiếp tục quan hệ gắn bó cả sau khi chết. Những con quạ sống thường tụ tập và kêu ầm ỹ gần xác đồng loại, theo Live Science.
Đăng ngày: 20/07/2018
"Điểm mặt chỉ tên" những "hung thần" mạnh không kém chó ngao Tây Tạng
Bản tính hung dữ một phần nào đó vẫn tồn tại trong những loài chó đã được thuần dưỡng hiện nay.
Đăng ngày: 20/07/2018
Loài rắn lớn nhất Nhật Bản có thể "vô tư" leo tường vào nhà dân mà chẳng ai sợ - vì sao?
Chúng có thể bơi lội dưới những kênh rạch bao quanh các khu dân cư hay trèo lên các ngôi nhà cao tầng của Nhật Bản để tìm kiếm con mồi yêu thích.
Đăng ngày: 19/07/2018
Các nhà khoa học tình cờ phát hiện ra loài rắn mới độc kinh hoàng chỉ sống ở Úc
Loài rắn mới này được đặt tên là "Bandy-Bandy". Do đặc tính sống chui lủi trong hang, các nhà khoa học Úc rất bất ngờ khi vấp phải nó tại một khu vực gần biển.
Đăng ngày: 18/07/2018
Mò vào hang săn con non, rắn hổ mang bị cầy mangut xé xác
Rắn là chuyên gia đột nhập vào hang hẹp, nơi cầy mangut giấu con non. Khi linh do thám phát hiện có rắn chúng sẽ cất tiếng kêu cảnh báo. Cả bầy kéo tới nghênh chiến kẻ thù.
Đăng ngày: 18/07/2018
Tiêu điểm