Các loài di cư "đoản thọ" vì lo đẻ hơn là lo sống
Nghiên cứu mới đây cho thấy loài động vật di cư có xu hướng "sống nhanh và chết trẻ".
Trong khi đó, những loài động vật ít vận động, thích sống yên vị, tránh di chuyển nhiều lại có tuổi thọ tương đối dài.
Để thực hiện nghiên cứu này, các nhà khoa học tại Đại học Exeter đã phân tích mô hình phát triển và tuổi thọ của khoảng 1.300 loài động vật có vú và chim.
Họ phát hiện các loài di cư phát triển nhanh hơn, sinh sản sớm hơn nhưng tuổi thọ ngắn hơn so với những loài sống cố định hơn chúng.
Phân tích này giúp lý giải vì sao nhiều loài di cư đang suy giảm.
Các loài di cư "đoản thọ" hơn loài sống cố định. (Ảnh: UPI).
"Nhiều loài di cư trên một quãng đường dài và điều này đòi hỏi một năng lượng đáng kể", tác giả chính của nghiên cứu Andrea Soriano-Redondo cho biết.
Thay vì "đầu tư sức lực" để sinh tồn, các loài di cư tập trung vào việc sinh sản sớm hơn và nhanh hơn. Khả năng "đẻ sớm" có thể giúp nhiều loài di cư bù đắp rủi ro do lối sống tốc độ nhanh của chúng.
Nghiên cứu mới đây cũng cho thấy những thay đổi về nhiệt độ trên toàn cầu làm tăng nguy cơ với các loài di cư.
"Từ lâu chúng tôi đã cho rằng di cư là một hành vi rủi ro. Các loài động vật thường chớp lấy cơ hội khi chúng di cư với hy vọng tìm được điều kiện thích hợp ở nơi đến của chúng", đồng tác giả nghiên cứu Stuart Bearhop cho biết.

Thiết bị giúp hươu cao cổ trắng duy nhất khỏi bị săn trộm
Nhà chức trách đeo thiết bị theo dõi GPS cho hươu cao cổ trắng duy nhất còn sống trên thế giới để ngăn chặn thợ săn trộm.

Hàng trăm con chim di cư "chết oan" vì hạ cánh nhầm lẫn
Thay vì xuống đầm lầy, chúng lại hạ cánh xuống những con đường ướt át và bị xe cộ đâm trúng.

'Choáng váng' khi nhìn thấy loài côn trùng có hình thù kỳ dị ở Đài Loan
Vẻ ngoài trông như bó dây thép gai của loài sinh vật này sẽ khiến không ít người trong chúng ta cảm thấy tò mò và vô cùng ngạc nhiên.

Tưởng đóng vai con mồi, ngờ đâu chuột bạch 'lật ngược thế cờ' giết luôn cả rắn hổ mang
Thay vì chạy trốn, với hàm răng sắc nhọn của mình, con chuột đã tấn công lại chính kẻ đi săn để bảo vệ sống của mình. Nó tấn công tới tấp vào 1 trong 3 con rắn độc.

Điều gì xảy ra nếu cá voi lưng gù đụng độ cá sấu?
Con cá voi lưng gù bơi lạc vào sông cá sấu ở bang Northern Territory vẫn có cơ hội đánh bại cá sấu nếu nó bơi khỏe và ở trong tình trạng tốt.

Chỉ cần tái kích hoạt gene, rắn mối Philippines sẽ có lại đôi chân "bụ bẫm" mà tổ tiên chúng đã bỏ đi
Rắn mối đã phá bỏ quy tắc mà chúng ta đặt ra cho tiến hóa, là mất rồi thì đừng hòng đòi lại nữa.
