Các mẹo nhỏ để cải thiện khả năng giao tiếp của chúng ta

Giao tiếp là một việc làm rất phổ biến mà chúng ta thực hiện hàng ngày, hàng giờ. Đó có thể là những cuộc giao tiếp nhỏ giữa 2 người, hoặc chuyện trò giữa một nhóm bạn, cũng có khi là một buổi thuyết trình, hoặc tham dự buổi phỏng vấn. Dĩ nhiên là không phải ai sinh ra cũng có sẵn tự tin để có thể giao tiếp tốt và gây ấn tượng với đối phương, bài viết này sẽ chia sẻ với các bạn những thủ thuật nhỏ sẽ giúp cải thiện khả năng giao tiếp của bản thân.

>>> Con người cần sử dụng cả hai bán cầu não để giao tiếp

Chú ý tới ngôn ngữ cơ thể

Các mẹo nhỏ để cải thiện khả năng giao tiếp của chúng ta

Một số nghiên cứu cho rằng quá trình giao tiếp gồm 3 yếu tố: ngôn ngữ, phi ngôn ngữ (ngôn ngữ cơ thể) và giọng điệu. Trong đó, ngôn ngữ chỉ chiếm 7%, giọng điệu mà chúng ta nói thì cao hơn, chiếm 38%, còn ngôn ngữ cơ thể chiếm tới 55%. Như vậy có thể nói ngôn ngữ cơ thể chiếm vị trí rất cao trong các cuộc giao tiếp, đặc biệt là trực tiếp giữa các bên với nhau. Cũng nhờ ngôn ngữ cơ thể mà những người khiếm thính vẫn có thể giao tiếp và hiểu nhau rất bình thường.

Một phong thái tự tin khi giao tiếp đóng vai trò rất quan trọng, chúng ta có thể sử dụng những cử chỉ cơ thể đơn giản như đan 2 bàn tay với nhau, nhún vai, gật hoặc lắc đầu. Chúng đều rất quan trọng và trực tiếp chỉ cho người nghe thấy thái độ của chúng ta.

Bỏ bớt những từ ngữ dư thừa, không cần thiết

Khi nói, đặc biệt là thuyết trình, rất nhiều người hay có những từ "à, ừm, ờ" xen lẫn giữa các câu. Thoạt nhìn nó nó rất đỗi bình thường và đơn giản, nhưng nếu có thể, tập cách nói trơn tru và linh hoạt hơn sẽ giúp cuộc nói chuyện của chúng ta mang tính thuyết phục hơn. Hãy cố gắng ngắt câu thật chuẩn, có thể im lặng khi chuyển tiếp giữa 2 câu để nhấn mạnh ý nghĩa, nhằm tránh vô ý phát ra những từ "ờ, ừm" không cần thiết.

Lên kịch bản trước cho buổi nói chuyện

Các mẹo nhỏ để cải thiện khả năng giao tiếp của chúng ta

Một cuộc nói chuyện ngắn rất phổ biến trong cuộc sống của chúng ta, có thể là trò chuyện giữa bạn bè, đồng nghiệp, khách hàng, hoặc chỉ là một người mới quen. Với những buổi giao tiếp có tính quan trọng, việc lên kịch bản trước sẽ nói những gì, trọng tâm ở đâu sẽ giúp chúng ta kiểm soát tình hình tốt hơn, tự tin và lưu loát hơn.

Kể một câu chuyện cũng là cách hay

Khi thuyết trình trước mọi người, chúng ta có thể xen vào đó những mẩu chuyện nho nhỏ, nhằm gây ấn tượng và thuyết phục người nghe. Nếu không khá về kể chuyện, bạn cũng có thể tập và đưa ra những dẫn chứng, ví dụ liên quan trực tiếp tới vấn đề mình đang nói.

Đưa ra những câu hỏi, lặp lại ý của một người nghe

Các mẹo nhỏ để cải thiện khả năng giao tiếp của chúng ta

Một trong những bí quyết thành công của những người diễn thuyết đó là sự tự tin và ứng xử linh hoạt với các tình huống xảy ra. Để rèn luyện khả năng giao tiếp, khi thuyết trình thì chúng ta có thể đặt ra những câu hỏi nhỏ, từ đó khán giả có thể là người thay ta trả lời các vấn đề, thay vì tự mình nói ra hết.

Lặp lại ý của một khán giả, một câu hỏi mà họ đặt ra cũng là cách rất hay, cám ơn các câu hỏi đó và giải thích, tính thuyết phục đạt được sẽ cao hơn.

Dẹp bỏ những thứ có thể gây mất tập trung

Hãy tập cách dẹp điện thoại qua một bên khi nói chuyện với ai đó, bạn không thích một ai dán mắt vô màn hình điện thoại khi nói chuyện với mình thì người ta cũng vậy.

Điều chỉnh cách tiếp cận tùy theo đối tượng người nghe

Các mẹo nhỏ để cải thiện khả năng giao tiếp của chúng ta

Nói chuyện với bạn bè thì khác, với đồng nghiệp sẽ khác, với trẻ con cũng phải khác. Biết điều chỉnh ngữ điệu, ngôn ngữ cơ thể tùy theo đối tượng khán giả sẽ giúp bạn thành công hơn.

Trình bày rõ ràng, đủ ý khi dùng email

Khi trao đổi bằng email, điều cần thiết đó là chúng ta thể hiện đầy đủ thông điệp cần truyền tải, đồng thời chúng cũng nên ngắn gọn, súc tích để người nhận không phải chìm ngập trong các mớ chữ vô nghĩa.

Luôn luôn lắng nghe

Các mẹo nhỏ để cải thiện khả năng giao tiếp của chúng ta

Cảm nhận được người nghe muốn gì không phải là một việc dễ dàng. Điều tốt nhất bạn có thể làm để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân, đó chính là học cách thực sự lắng nghe để chú ý tới người đối diện, không làm gián đoạn khi học trình bày. Khi bạn tôn trọng người khác thì dĩ nhiên họ cũng sẽ tôn trọng lại chúng ta.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News