Các mẹo "tính nhẩm" bạn không thể tìm thấy trong sách giáo khoa

Đã bao giờ bạn cảm thấy nhàm chán những phép tính phức tạp, các bài toán hóc búa mà hàng ngày phải giải quyết trên ghế nhà trường? Nếu câu trả lời là có thì bạn cũng đừng lo.

Dưới đây là tuyển tập những phương pháp tính nhanh, quy luật toán học cực kì thú vị, vừa dễ ứng dụng trong đời sống, vừa khơi dậy cảm hứng khám phá toán học trong mỗi chúng ta.

Các mẹo tính nhẩm bạn không thể tìm thấy trong sách giáo khoa

Bảng cửu chương là công cụ tính toán mà chúng ta đều quen thuộc từ thời tiểu học. Nhưng có lẽ ít ai để ý rằng kết quả của bảng nhân 9 hình thành một quy luật ngẫu nhiên rất đặc biệt: chữ số hàng chục và chữ số hàng đơn vị xếp dọc sẽ tạo nên hai dãy số ngược nhau từ 0 tới 9 và từ 9 tới 0.

Các mẹo tính nhẩm bạn không thể tìm thấy trong sách giáo khoa

Một trong những phương pháp phổ biến để thực hiện phép nhân giữa các số trong khoảng từ 6 tới 10 mà không cần bảng cửu chương có tên: “phép nhân kiểu Nga”.

Các mẹo tính nhẩm bạn không thể tìm thấy trong sách giáo khoa

Theo đó, bạn chỉ cần đánh số hai bàn tay từ 6 tới 10 như trên hình vẽ. Sau đó chập hai ngón tay tương ứng với phép nhân cần thực hiện (chẳng hạn như 7 x 8).

Các mẹo tính nhẩm bạn không thể tìm thấy trong sách giáo khoa

Các mẹo tính nhẩm bạn không thể tìm thấy trong sách giáo khoa

Các mẹo tính nhẩm bạn không thể tìm thấy trong sách giáo khoa

Sau đó, lấy tổng số ngón tay ở phía dưới hai ngón chập nhân với 10, đem kết quả cộng với tích số ngón tay ở phía trên là ta được kết quả cần tìm.

Các mẹo tính nhẩm bạn không thể tìm thấy trong sách giáo khoa

Phương pháp cộng, trừ hai phân số phổ biến được dạy trong trường hợp là quy đồng mẫu số rồi cộng (trừ) hai tử số cho nhau.

Tuy nhiên có một điều ít ai để ý rằng, nếu vẽ quy trình tính toán trên trực tiếp vào phép tính, ta sẽ có một hình chú bướm xinh đẹp và thú vị. Với cách vừa làm vừa vẽ này, bạn sẽ không bao giờ biết chán khi học toán.

Các mẹo tính nhẩm bạn không thể tìm thấy trong sách giáo khoa

Số một sở hữu tính chất vô cùng đặc biệt. Nếu bạn lấy các số gồm toàn các chữ số một nhân với chính nó, bạn sẽ được kết quả là một dãy số “tiến - lùi” rất dễ nhớ. Chẳng hạn: 111 x 111 = 12321 hay 111.111.111 x 111.111.111 = 12345678987654321.

Các mẹo tính nhẩm bạn không thể tìm thấy trong sách giáo khoa

Để tính nhanh bình phương của bất cứ số nào có hai chữ số mà tận cùng là 5, hãy sử dụng thủ thuật sau đây: lấy chữ số hàng chục nhân với số đó cộng thêm 1, được kết quả bao nhiêu thì viết thêm 25 vào sau đó là ta thu được kết quả đúng.

Một ví dụ điển hình là tính bình phương của số 95: 95^2 = 9 x (9+1) & 25 = 9025.

Các mẹo tính nhẩm bạn không thể tìm thấy trong sách giáo khoa

Số Pi là một phát minh vĩ đại trong toán học, tuy nhiên không phải ai cũng nhớ được đúng giá trị của nó. Ở mức đơn giản, chỉ cần nhớ rằng Pi = PIE (cái bánh) sau đó viết ngược các chữ cái của từ này lại sẽ được 3,14 - giá trị thường dùng của số Pi.

Phức tạp hơn, để nhớ các chữ số thập phân dài hơn của số Pi, hãy học thuộc câu này “May I have a large container of coffee?” rồi đếm số chữ cái của từng chữ, ta sẽ được 3,1415926.

Các mẹo tính nhẩm bạn không thể tìm thấy trong sách giáo khoa

Muốn nhân nhanh các số có hai chữ số trong khoảng từ 10 - 20 với nhau, ta chỉ cần làm theo các bước như sau: Bước đầu tiên lấy chữ số hàng đơn vị của hai số nhân với nhau.

Bước thứ hai, lấy một số cộng với chữ số hàng đơn vị của số còn lại, được bao nhiêu thêm 1 số 0 vào đằng sau đó. Cuối cùng ta cộng kết quả của hai bước trên lại sẽ tìm được đáp số cuối cùng rất nhanh chóng và thậm chí không cần tính ra nháp. Ví dụ 14 x 13 = 4 x 3 + (14 + 3)0 = 12 + 170 = 182.

Các mẹo tính nhẩm bạn không thể tìm thấy trong sách giáo khoa

Để chuyển đổi nhanh chóng số chỉ nhiệt độ từ độ C sang độ F, chỉ cần nhân số chỉ ấy với 2 rồi cộng thêm 30 vào là được. Trên thực tế, kết quả thu được sẽ gần chính xác và có giá trị sử dụng trong thực tiễn nhiều hơn vì khả năng tính toán sẽ nhanh hơn.

Tuy nhiên, công thức chính xác của sự chuyển đổi này phải là nhân với 1,8 rồi cộng với 32.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News