Các nhà cổ sinh vật học phát hiện ra loài bò sát "lắm mồm" nhất kỷ Phấn trắng
Trong thế giới động vật, rất nhiều loài chim và động vật có vú sẽ sử dụng tiếng hót, tiếng giống của mình để thu hút bạn tình trong mùa giao phôi, và con người chúng ta thì lại có những bản tình ca.
Trong khi đó, bò sát là loài thiếu đi dây thanh quản nên thường chúng rất im lặng, nhưng nghiên cứu mới đây đã phát hiện ra rằng có một loài cá sấu nhỏ sống ở thời kỳ kỷ Phần trắng lại là một bậc thầy "hát những bài hát tình yêu".
Bauru Basin là một lưu vực nằm ở khu vực phía đông nam của Brazil, tại lưu vực này, các nhà khảo cổ đã từng tìm thấy một số lượng lớn hóa thạch cổ sinh vật, bao gồm nhiều hóa thạch của các loài cá sấu kỷ Phấn trắng.
Lưu vực Bauru Basin.
Năm 2011, nhà cổ sinh vật học Fabiano V. Iori và Ismar S. Carvalho đã đặt trên cho một loài cá sấu cỡ nhỏ sống trong kỷ Phấn trắng được phát hiện ở lưu vực Bauru Basin là Caipirasuchus, với tên khoa học đầy đủ là Caipirasuchus paulistanus.
Vị trí tìm thấy hóa thạch.
Các nhà cổ sinh vật học và hóa thạch cá sấu Caipirasuchus paulistanus.
Sau khi nghiên cứu và đặt tên cho loài cá sâu cỡ nhỏ này, các nhà cổ sinh vật học đã đặt tên cho ba loài khác có họ hàng gần gũi với chúng, trong đó có một mẫu hóa thạch được phát hiện từ năm 2008 và được đặt tên là Caipira Suchus montealtensis. Mẫu vật hóa thạch của chúng được gắn mã MPMA 15-001/90, bao gồm hộp sọ hoàn chỉnh và xương sống lưng, nó được phát hiện ở khu vực cách Montalto 8 km.
Hóa thạch bao gồm hộp sọ hoàn chỉnh và xương sống lưng.
Cá sấu Caipirasuchus là một loài cá sấu tiền sử cỡ nhỏ với tổng chiều dài cơ thể vào khoảng 1 mét, nhưng so với tỷ lệ cơ thể thì chúng sở hữu một cái đầu rất to. Qua phân tích hóa thạch các nhà cổ sinh vật học phát hiện chúng có đôi mắt khá to trên đầu, vì vậy rất có thể đây là một loài sở hữu thịt lực cực tốt, tỷ lệ tổng thể của chúng cũng khác so với những loài cá sấu thông thường mà chúng ta vẫn biết. So với những con cá sấu hiện đại thì chúng có thân người ngắn hơn, chân dài và dáng đứng cao hơn so với hầu hết những loài cá sấu mà con người đã từng biết.
Hình ảnh phục hồi phần đầu của cá sấu Caipirasuchus.
Cá sấu Caipirasuchus có cái miệng lớn và hai hàng răng sắc nhọn trong miệng. Không giống như răng những loài cá sấu mà chúng ta đã quen thuộc, răng của cá sấu Caipirasuchus không phải là hình nón, thay vào đó là phẳng và cong về phía sau, giống như răng khủng long.
Chúng sở hữu một cái cổ ngắn và thân hình rắn chắc đặc biệt là phía thân sau với xương lưng và đuôi rất cứng cáp, có thể bảo vệ tốt phần thân sau.
Loài cá sấu cỡ nhỏ này có một cái đuôi dài và thon dần về phía sau thay vì mở rộng và dẹt như những loài cá sấy ngày nay. Điều đặc biệt hơn nữa là các chi của chúng mọc dài vuông góc với mặt đất chứ không phải ngắn và cong như cá sấu hiện đại, vì vậy có thể thấy loài cá sấu này có khả năng chạy rất nhanh trên cạn, ước tính tốc độ của chúng sẽ ngang với loài chó ngày nay.
Loài cá sấu cỡ nhỏ này có một cái đuôi dài và thon dần về phía sau.
Từ mô hình phục hồi hình dáng của loài cá sấu này có thể thấy cấu trúc cơ thể của chúng rất khác so với các loài cá sấu ngày nay. Cá sấu Caipirasuchus là những con cá sấu thời tiền sử hoàn toàn sống trên cạn, vì thế chúng không còn cần phải sở hữu cấu trúc cơ thể của đời sống thủy sinh và với thân hình như vậy, chúng thực sự là một loài cá sấu cực kì nhanh nhẹn và linh hoạt khi ở trên cạn.
Hóa thạch cá sấu Caipirasuchus được tìm thấy ở Brazil trong hệ tầng địa chất Adamantina Formation thuộc thời kỳ cuối kỷ Phấn trắng, thời kỳ này kéo dài từ 90 triệu năm đến 68 triệu năm trước.
Thông qua phân tích niên đại carbon có thể thấy loài cá sấu nhỏ này sống trong khoảng thời gian từ 90 triệu năm tới 83 triệu năm trước, đây là thời kỳ sinh sống của rất nhiều loài khủng long khác, có thể kể đến như: Adamantisaurus, Aeolosaurus, Antarctosaurus, Gondwanatitan, Maxakalisaurus, Pycnonemosaurus...
Nam Mỹ vào cuối kỷ Phấn trắng, những ngôi sao màu vàng là nơi tìm thấy hóa thạch của các loài khủng long và các sinh vật cổ đại khác.
Adamantisaurus.
Antarctosaurus.
Maxakalisaurus.
Pycnonemosaurus.
Cũng chính vì sống trong khoảng thời gian đó mà loài cá sấu Caipirasuchus phải chịu áp lực sinh tồn rất lớn đến từ các loài khủng long. Chúng luôn phải chạy trốn sự săn đuổi của các loài khủng long ăn thịt hung dữ cỡ lớn cũng như phải cạnh tranh con mồi với các loài khủng long ăn thịt cỡ nhỏ.
Bởi vậy chúng cần tiến hóa theo hướng phát triển tốc độ để có thể chạy trốn cũng như có thể đuối bắt con mồi một cách nhanh nhất có thể. Qua nghiên cứu, các nhà cổ sinh vật học cho rằng thức ăn của chúng không chỉ là những loài động vật thân mềm, côn trùng, thằn lằn cỡ nhỏ mà trong thực đơn ấy còn có cả trứng và những con khủng long sơ sinh.
Thức ăn của loài cá sấu này có cả trứng và những con khủng long sơ sinh.
Đánh giá từ các hóa thạch đã được tìm thấy cho đến nay, trong cùng thời gian này, trên Trái Đất có rất nhiều các loài cá sấu đất nhỏ khác nhau, nhưng phổ biến nhất vẫn là loài Caipirasuchus ở Nam Mỹ, điều này cũng chứng minh sự thành công của các chiến lược tiến hóa và thích nghi với môi trường của loài này.
Điều đặc biệt ở loài cá sấu này là chúng có thể hót.
Nếu bạn nghĩ rằng cá sấu Caipirasuchus chỉ là một con cá sấu đất nhỏ sống trong kỷ Phấn trắng bình thường thì có lẽ bạn đã nhầm to, các nhà cổ sinh vật học phát hiện rằng điều đặc biệt nhất ở loài này đó là chúng có thể hót.
Chúng có một khoang đặc biệt bên trong hộp sọ.
Nhờ vào việc khai quật được mẫu hóa thạch hộp so nguyên vẹn của loài này, các nhà cổ sinh vật học đã nghiên cứu và phát hiện ra chúng có một khoang đặc biệt bên trong hộp sọ.
Sử dụng phương pháp chụp cắt lớp vi tính, các nhà cổ sinh vật học đã khôi phục cấu trúc và phát hiện ra rằng phần còn lại của vòm họng cũng được kết nối với khoang đặc biệt này.
Cấu trúc tương tự cũng được tìm thấy trên hộp sọ của cá sấu sông Hằng, loài cá sấu có thể thu hút bạn tình bằng cách tạo ra âm thanh thông qua khoang mũi được kết nối với vòm họng và cá sấu Caipirasuchus cũng có thể làm điều tương tự.
Loài cá sấu này có thể thu hút bạn tình bằng cách tạo ra âm thanh thông qua khoang mũi được kết nối với vòm họng.

Khủng long có họ với... gà?
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện phần mô mềm trên đỉnh đầu của loài khủng long Edmontosaurus tại Canada và thấy sự tương đồng với phần mào của loài gà ngày nay.

Người thượng cổ biến đổi gen lúa nước từ 10.000 năm trước
Một nghiên cứu vừa được công bố chứng tỏ, người thượng cố cách đây 10.000 năm là “nhà khoa học” biến đổi gen lúa nước ngày nay.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
