Cá sấu tiền sử dưới đại dương chỉ cần một cú đớp cũng có thể làm thủng bụng ngư long
Khi nhắc tới cá sấu, trong ấn tượng của nhiều người thì đó là một trong những kẻ săn mồi và sát nhân máu lạnh điển hình sinh sống trong vùng nước ngọt và chỉ có một vài loài cá sấu nước mặn sinh sống dưới đại dương. Trong thời kỳ kỷ Mesozoi, khi mà những con khủng long vẫn đang thống trị Trái Đất của chúng ta thì có một loài cá sấu gần như dành toàn bộ thời gian trong đời của mình để sống dưới đại dương nhưng có một điều lạ lùng là thân hình của chúng lại chẳng hề giống với cá sấu ngày nay một chút nào.
Cá sấu trong kỷ Mesozoi có thân hình chẳng hề giống với cá sấu ngày nay một chút nào.
Nước Đức được xem là nơi có vị trí vô cùng quan trọng trong lịch sử phát hiện hóa thạch và đã có không ít mẫu hóa thạch nổi tiếng được phát hiện trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia này. Trong lớp đá vôi Solenhofengraphic limestone, người ta đã phát hiện ra rất nhiều mẫu hóa thạch của các loài cổ sinh vật, có thể kể đến như: Arc'teryx, Compsognathus, Rhamphorhynchus...
Hóa thạch một loài khủng long cổ đại.
Ngoài những hóa thạch của các loài khủng long, pterizard và nhiều sinh vật biển khác nhau, người ta còn tìm thấy một số hóa thạch răng khổng lồ vô cùng sắc nhọn trong lớp đá vôi. Đánh giá từ hình dạng và đặc điểm của những mẫu hóa thạch này, các nhà cổ sinh vật học cho rằng nó được đến từ một con khủng long Theropoda ăn thịt có kích thước to lớn.
Vì vậy, vào năm 1856, nhà cổ sinh vật học Von Quenstedt đã căn cứ vào những mẫu răng đó mà đặt tên cho chúng là Dakosaurus, tên khoa học có nghĩa là "thằn lằn cắn", vì những chiếc răng này được sinh ra để tạo ra những cú cắn, đớp vô dùn mạnh mẽ.
Hóa thạch răng sinh vật cổ đại.
Sau khi Dakosaurus được đặt tên, các nhà cổ sinh vật học lại phát hiện ra nhiều mẫu hóa thạch khác của loài này, không chỉ ở Đức, mà còn ở Châu Âu và thậm chí cả Trung và Nam Mỹ (Mexico và Argentina).
Thực chất chúng hoàn toàn không phải là khủng long, thay vào đó đây là một loài cá sấu biển.
Theo thời gian, ngày càng có nhiều mẫu hóa thạch của loài Dakosaurus được phát hiện và hộp sọ của chúng cũng dần được giới khoa học phát hiện và nhìn nhận lại. Thực chất chúng hoàn toàn không phải là khủng long, thay vào đó đây là một loài cá sấu biển.
Tại sao có sự nhầm lẫn như vậy trong phân loại của Dakosaurus? Vấn đề là ở răng của Dakosaurus. Cá sấu thông thường có răng hình nón, nhưng răng của Dakosaurus khá khác biệt vì chúng có hình dạng phẳng và dài. Những chiếc răng này không chỉ bằng phẳng mà còn có cấu trúc răng cưa ở rìa ở cả hai bên. Đây là đặc điểm điển hình của răng các loài khủng long ăn thịt. Trong số tất cả các loài cá sấu được biết đến, răng của Dakosaurus là loài duy nhất có đặc điểm này.
Hình dáng răng của các loài cá sấu hiện đại.
Hình ảnh phục dựng răng của Dakosaurus.
Và cũng chính những chiếc răng đặc biệt này đã tiết lộ bản chất tàn bạo của Dakosaurus. Từ đặc điểm cấu tạo răng có thể thấy, đấy với các loài cá sấu khác, răng hình nón chủ yếu sẽ được dùng để đâm và kẹp chặt con mồi trong khi răng của loài cá sấu này lại thích hợp để cắn, đớp và cắt xẻ giống với ý nghĩ ban đầu của cái tên của chúng - một loài động vật rất giỏi cắn.
Hình dạng tiêu chuẩn của cá sấu là một loài có cái đầu phẳng, thân hình cứng cáp, đuôi thon dài, tứ chi ngắn và có màng ở giữa những ngón chân. Nhưng nếu bạn đặt những đặc điểm này vào loài Dakosaurus thì chắc hẳn bạn nghĩ rằng chúng hoàn toàn không phải là một con cá sấu. Vì tuy là một loài cá sấu, nhưng chúng lại có vẻ ngoài không hề giống bất kỳ loài cá sấu nào mà con người đã từng biết tới.
Tuy là một loài cá sấu, nhưng chúng lại có vẻ ngoài không hề giống bất kỳ loài cá sấu nào mà con người biết đến.
Đầu của Dakosaurus có tư thế khá cao và có hình tam giác ở mặt bên, nhọn ở phía trước và rộng ở phía sau. Dakosaurus có một cặp lỗ mũi trước đầu và một đôi mắt to ở hai bên. Như đã đề cập trước đó, chúng có hai hàng răng sắc nhọn trong miệng và các nhóm cơ lớn trên hộp bởi vậy loài cá sấu này có lực cắn rất lớn.
Đầu của Dakosaurus được theo sau bởi một cái cổ cứng và cơ thể hình trụ. Phần đuôi phía sau cơ thể của chúng mỏng dần về phía sau nhưng không hề nhọn như cá sấu hiện đại, thay vào đó là đỉnh đuôi hình vây, các chân của chúng cũng có hình dáng tương tự như vây hình mái chèo tương tự như những con ngư long và được sử dụng để kiểu soát sự cân bằng của cơ thể khi săn đuổi con mồi.
Từ những đặc điểm bên ngoài của Dakosaurus có thể thấy chúng là một loài cá sấu tiến hóa để thích nghi cuộc sống hoàn toàn dưới đại dương và phải hy sinh khả năng trở về đất liền như những người họ hàng của mình.
Dakosaurus là một loài cá sấu tiến hóa để thích nghi cuộc sống hoàn toàn dưới đại dương.
Thông qua phân tích niên đại carbon, các nhà cổ sinh vật học xác định thời gian tồn tại của loài cá sấu này khá dài, từ 157 triệu năm trước đến 137 triệu năm trước (từ kỷ Jura đến kỷ Phấn trắng).
Từ khu vực đá vôi nơi lần đầu tiên phát hiện ra hóa thạch của chúng có thể thấy môi trường sinh sống của chúng thuộc vùng biển nông nhiệt đới kỷ Jura.
Ngoài việc phát hiện ra hóa thạch của Dakosaurus thì từ lớp đá vôi Solenhofengraphic limestone thì các nhà khảo cổ còn phát hiện ra rất nhiều loài khác như Plesiosuchus và Steneosaurus, trong đó Steneosaurus được xem là con mồi của Plesiosuchus và Dakosaurus.
Plesiosuchus.
Steneosaurus.
Dakosaurus.
Kích thước lớn (chiều dài cơ thể khoảng 5m) và tính cách hung dữ của Dakosaurus, chúng thường coi nhưng sinh vật nhỏ hơn là con mồi, đặc biệt là các loài ngư long, điển hình là loài Aegirosaurus.
Khi săn mồi loài cá sấu này sẽ lao tới với tốc độ cực kỳ nhanh, há miệng và cắn dữ dội, lực cắn khổng lồ của chúng thậm chí có thể cắn thủng bụng hoặc tàn bạo hơn là khiến cơ thể của ngư long phải tách ra làm đôi.
Khi săn mồi loài cá sấu này sẽ lao tới với tốc độ cực kỳ nhanh.
Mặc dù nó không phải là loài cá sấu lớn nhất trong lịch sử, cũng không phải là loài bò sát biển hung dữ nhất Đại Trung sinh, nhưng ở một khía cạnh nào đó thì Dakosaurus vẫn được xem là đỉnh cao của sự tiến hóa trong gia đình cá sâu để thích nghi dưới với cuộc sống dưới đại dương.