Các nhà khoa học Anh tái hiện sinh vật cổ đại hơn 500 triệu năm

Các nhà khoa học Canada và Anh tái hiện một loài sinh vật sống cách đây hơn 500 triệu năm, hình dạng giống giun nhưng có gai nhọn, chân, mắt và răng, dựa trên nghiên cứu hóa thạch.

  •  Tái phát hiện sinh vật hiếm giống hươu cao cổ ở Congo
  • Hồi sinh loài voi ma mút

Tái hiện sinh vật cổ đại hơn 500 triệu năm

Hallucigenia sparsa là sinh vật nhỏ, có kích thước chiều dài chưa đầy hai cm và chỉ dày hơn một sợi tóc. Các nhà khoa học từng mô tả sinh vật bí ẩn này trước đây, nhưng vì phần đầu và đuôi của nó tương tự nhau, họ chưa xác định được các đặc điểm chi tiết.

Theo nhóm chuyên gia Đại học Cambridge của Anh, Bảo tàng Hoàng gia Ontario và Đại học Toronto của Canada, sinh vật có nhiều cặp gai nhọn lớn đâm ra tua tủa từ phần thân ống mỏng, trong khi đó ở phía đối diện, các phần phụ có móng vuốt mọc ra xung quanh.

Hallucigenia sparsa là tổ tiên chung của giun nhung và là thành viên trong nhóm động vật ecdysozoan (gồm động vật chân đốt, giun nhung, gấu nước). IB Times cho hay, chúng có từ thời kỳ bùng nổ Cambri, giai đoạn hầu hết các nhóm động vật chính lần đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất. Chúng được xác định lần đầu tiên vào khoảng những năm 1970.

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất