Hồi sinh loài voi ma mút
Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Manitoba (Canada) đang tiến hành những thí nghiệm từ mẫu ADN nhằm hồi sinh loài voi ma mút đã tuyệt chủng.
Trong thí nghiệm của mình, mẫu ADN từ một phần bị đóng băng của loài voi khổng lồ được sử dụng để tái tạo mẫu máu của chúng.
Bằng việc sử dụng kỹ thuật mô phỏng kiểu gien, họ có thể tái tạo các phần cơ thể cũng như cấu trúc protein của loài voi đã tuyệt chủng.
Vật liệu thí nghiệm là những mẫu ADN được bảo quản trong xương của một loài voi ma mút sống ở khu vực Siberi cách đây 43.000 năm trước.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào loài voi ma mút có thể sử dụng bộ lông dầy cộm đặc biệt của mình trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt Bắc Cực 25.000 năm trước? Đó là nhờ một loài chất chống đông có trong mạch máu.
Từ những mẫu ADN, các nhà khoa học hy vọng hồi sinh loài voi ma mút.
Loại chất đặc biệt giúp máu có thể mang oxy đi nuôi cơ thể ở nhiệt độ bên ngoài rất thấp. Các nhà nghiên cứu giả định, đây là bước tiến hóa của những tổ tiên loài voi ma mút khi di chuyển từ vùng nhiệt đới châu Phi sang các lục địa khác trong kỷ băng hà.
Theo giáo sư Kevin Campbell: "Các phân tử thu tách được không khác gì việc lấy mẫu máu từ một con voi ma mút còn sống, nên hoàn toàn không có sự khác biệt".
Mặc dù vậy, chỉ một số ít loại protein của loài này được khôi phục không đảm bảo cho việc có thể làm sống dậy toàn bộ loài vật khổng lồ này.
Một vài điều đặc biệt về loài voi ma mút:
+ Cái tên ma mút xuất phát từ tiếng Nga, có nghĩa là chuột đất
+ Cách đây 300 năm, loài người vẫn cho rằng, bộ xương khổng lồ của ma mút thuộc về những người khổng lồ.
+ Loài voi ma mút này cao khoảng 4m, gần giống như loài voi hiện đại. Chúng được phủ lớp lông dày và còn một lớp len sát da. Ngà của chúng có thể dài tới 4,5m.
+ Loài voi ma mút tuyệt chủng vì biến đổi khí hậu và săn bắt quá mức.
Nguồn: Daily Mail