Các nhà khoa học Australia đã ngăn chặn được bệnh ung thư da nguy hiểm
Các nhà nghiên cứu của Viện U ác tính Australia cho biết một phương pháp điều trị kết hợp mới có thể ngăn chặn sự phát triển của loại ung thư da nguy hiểm nhất - ung thư hắc tố - và ngăn chặn bệnh lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.
Trong nghiên cứu công bố ngày 11/9 trên tạp chí New England Journal of Medicine, các nhà khoa học Australia cho biết qua hai thí nghiệm đã thành công bước đầu trong việc ngăn ngừa tế bào ung thư lan rộng ở các bệnh nhân giai đoạn 3 đã phẫu thuật cắt bỏ khối u.
Cho tới nay, những bệnh nhân ở giai đoạn 3 đã phẫu thuận cắt bỏ khối u vẫn có nguy cơ biến chứng và tử vong cao (40-70%).
Theo Giám đốc Viện U ác tính Australia, bà Georgina Long, kết quả từ những thử nghiệm lâm sàng này cho thấy hoàn toàn có hy vọng ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này lây lan.
Với bước tiến mới này, mục tiêu biến ung thư hắc tố từ căn bệnh chết người trở thành căn bệnh mãn tính giờ đã gần hơn rất nhiều.
Khoảng 30% số ca ung thư trên toàn thế giới là ung thư da.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), khoảng 30% số ca ung thư trên toàn thế giới là ung thư da, trong đó Australia là nước có tỷ lệ mắc u hắc tố cao nhất.
Ước tính, cứ 5 giờ đồng hồ có một người Australia chết vì ung thư hắc tố. Phẫu thuật cắt bỏ khối u có thể chữa khỏi bệnh cho khoảng 90% bệnh nhân, 10% còn lại tế bào ung thư di căn do phát hiện quá muộn.
Các nhà nghiên cứu Australia đã tiến hành hai thí nghiệm riêng rẽ, mối thí nghiệm kéo dài 12 tháng và cả hai thí nghiệm đều cho kết quả thành công trong ngăn ngừa bệnh lây lan.
Ở thí nghiệm thứ nhất, các nhà khoa học đã "đóng băng" được hoạt động của một gene đặc thù mang tên BRAF đóng vai trò thúc đẩy sự phát triển của khối u ác tính.
Việc này không chỉ không chỉ giúp ngăn chặn sự tái phát của khối u ác tính ở những bệnh nhân đã được phẫu thuật cắt bỏ khối u mà còn giúp nâng cao tỷ lệ sống sót của người bệnh.
Thí nghiệm thứ hai để kích hoạt hệ thống miễn dịch tấn công tế bào u ác tính. Kết quả cho thấy phương pháp này làm giảm nguy cơ tái phát.
Bà Georgina Long cho biết kết quả nghiên cứu mới sẽ thay đổi cách điều trị ung thư hắc tố cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống của các bệnh nhân mắc bệnh này.
Hiện nay, các bệnh nhân giai đoạn 3 đã phẫu thuật loại bỏ khối u thường phải chờ đợi căng thẳng trong thời gian dài để xem khối u có di căn hay lan rộng hay không.
Quá trình chờ đợi này thường rất nặng nề đối với người bệnh cũng như người thân trong gia đình.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.
