Các nhà khoa học bước đầu hồi phục được thị lực cho chuột bị mù mắt
Theo Một nhóm các nhà nghiên cứu ở đại học California đã nuôi 3 con chuột bị mù, không phải để xem khi mù thì chúng di chuyển như thế nào mà để tìm cách chữa lành thị lực cho chúng bởi căn bệnh tăng nhãn áp.
Sau quá trình điều trị, những con chuột đã phần nào đó lấy lại được một chút thị lực của chúng, điều này giúp mở ra triển vọng khả quan cho việc chữa mù mắt cho các động vật có vú, bao gồm cả con người.
Tăng nhãn áp (cườm nước) là một bệnh lý ở mắt, gây ra do áp suất dịch thủy trong nhãn cầu tăng cao, gây tổn thương, hủy hoại các tế bào thần kinh thị giác. Khi người bệnh không phát hiện sớm những tổn thương này, và không điều trị sớm, có thể sẽ dẫn đến mù lòa. Theo thống kê, trên thế giới có khoảng 70 triệu người bị tăng nhãn áp và hiện chưa có thuốc chữa khi bị mù mắt vì bệnh này.
Trong mắt của động vật có vú có những tế bào hạch (ganglion cell) đảm nhận vai trò tiếp nhận hình ảnh và truyền đến não bộ, nối giữa các tế bào hạch và não là các trụ giác (axon) có chiều dài từ 15 - 20cm (đối với mắt người). Tuy nhiên những trụ giác này lại không tự tái tạo được khi bị hư hỏng, và các nhà khoa học đang tìm cách để khắc phục điều này. Theo đó, nhóm nghiên cứu lựa những con chuột bị bệnh một bên mắt, bịt bên mắt còn tốt lại và cho bên mắt bị bệnh xem những hình ảnh có độ tương phản cực cao - ví dụ hình ảnh chuyển động nhanh của những chấm màu đen và trắng - để stress con mắt này.
Song song đó, họ sử dụng thuốc để kích hoạt lại các mTOR (một loại protein giữ vai trò trong việc làm tăng trưởng và phát triển các tế bào) nằm trong tế bào hạch của con mắt bị khiếm khuyết. Mặc dù nghiên cứu này không chỉ ra hiệu quả rõ rệt trên toàn bộ chuột thử nghiệm, nhưng nhóm nghiên cứu ghi nhận rằng sau 3 tuần điều trị, đã có sự hồi phục rõ rệt của các trụ giác trong con mắt bị mù của chuột. Để chứng minh, họ bịt con mắt khỏe mạnh lại và cho chuột nhìn hình ảnh (bằng con mắt mù) một chấm nhỏ từ từ to dần - hình ảnh giả lập con chim bay tới vồ mồi - thì con chuột lập tức chạy đi tìm chỗ trốn.
Nhóm nghiên cứu cho biết họ vẫn thất bại trong việc chữa lành cho con mắt bị mù của chuột thành khỏe mạnh, nhưng hiệu quả của liệu trình điều trị kể trên cũng đã là một bước đột phá rất lớn, giống như leo qua được một trong nhiều ngọn núi. Hy vọng các nhà khoa học sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành công nữa và có thể tìm ra phương pháp điều trị những căn bệnh gây ra mù mắt trên con người.

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
