Các nhà khoa học đã hiểu vì sao nhiều lúc đi làm bạn cảm thấy rất chán
Cảm giác "chán" làm việc hóa ra đã có nghiên cứu hẳn hoi.
Bạn có cảm thấy hạnh phúc với công việc đang làm? Bạn có thấy vui trong lúc phải ngồi ở văn phòng?
Trên thực tế, đó là những câu hỏi không có câu trả lời thật chính xác, vì nó tùy thuộc hoàn toàn vào thời điểm bạn được hỏi, và người hỏi bạn là ai. Nhìn chung, ai cũng sẽ trả lời rằng họ hoàn toàn thoải mái với công việc mình đang làm.
Tuy nhiên có 2 người không đồng tình. Đó là Alex Bryson - giáo sư Khoa học định lượng xã hội thuộc ĐH College London, và nhà kinh tế George MacKerron từ ĐH Sussex (Anh).
Họ cho rằng các nghiên cứu trước kia chỉ phản ánh được một bộ phận nhỏ những người tham gia nghiên cứu. Hơn nữa, các ứng viên có xu hướng nghĩ về những sự kiện khác trong quá khứ trước khi trả lời, thế nên kết quả có thể nói là không chuẩn xác.
Làm công ăn lương là công việc khiến người tâm trạng nhiều nhất.
Để giải quyết, các chuyên gia đã phát triển ra Mappiness - một ứng dụng trên smartphone, cho phép người dùng lưu lại cảm giác và lịch trình của mình. Và nhờ vậy, các chuyên gia có thể biết được cảm xúc của người dùng ngay tại thời điểm nói, thay vì chịu sự chi phối của các sự kiện sau đó.
Cụ thể hơn, ứng dụng đã thu thập dữ liệu từ hơn 1 triệu người. Những người sử dụng app sẽ được yêu cầu thực hiện một cuộc khảo sát nho nhỏ, gồm những câu hỏi đơn giản như: cảm xúc hiện tại, tình trạng độc thân, phương tiện di chuyển... và cuối cùng là hành động đang làm ngay thời điểm đó.
Kết quả thì sao? Hóa ra, việc phải ở văn phòng làm việc được đánh giá là yếu tố "gây chán" gần nhất dù công việc đó kiếm ra tiền. Ngoài ra, thứ còn vượt qua cả "đi làm" là "ốm nằm liệt giường".
Thứ duy nhất hơn việc phải ngồi trên văn phòng chính là ốm liệt giường...
Theo các chuyên gia, việc phải "làm công ăn lương" ngày qua ngày có tác động xấu đến cảm xúc của con người. Kể cả khi họ kiếm được tiền, nhưng áp lực cùng sự căng thẳng của công việc khiến cho mọi thứ trở nên thật chán nản. Và kể cả khi công việc được kết hợp cùng một số hành động không liên quan, như... lướt web, Facebook, Messenger... việc phải đi làm vẫn có tác động xấu đến tinh thần của họ.
Tuy vậy, nghiên cứu cũng chỉ là nghiên cứu thôi. Quan trọng nhất là chúng ta dù thế nào cũng không muốn mang cái danh "thất nghiệp", phải không?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?
Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?
Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết
Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?
Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?
Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?

Vì sao trên mâm cỗ ngày Tết luôn có gà luộc - câu hỏi "tưởng dễ mà khó" đố bạn trả lời
Gà luộc gần như đã là thứ không thể thiếu trên mọi mâm cỗ, đặc biệt là vào ngày Tết. Vậy tại sao nhất thiết phải là gà luộc chứ không chọn thứ đồ khác thay thế?
