Các nhà khoa học đã phát hiện mùi hương thực sự của cái chết
Theo các chuyên gia, mùi hương của cái chết có vị ngọt, rất nồng - mùi dễ nhận biết và thực sự khó quên.
Phát hiện mùi hương thực sự của cái chết
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học Mỹ đã chỉ ra mùi hương chính xác của cái chết. Theo đó, mùi của cái chết vô cùng đặc biệt - mùi ngọt đậm và khá nồng - mùi rất dễ nhận biết và khó quên.
Các chuyên gia cho rằng, mùi của cái chết bao gồm hơn 400 hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Các hợp chất này được sản xuất bởi chuỗi hoạt động của vi khuẩn khi chúng phá vỡ mô trong cơ thể thành chất khí và muối.
Theo chuyên gia, mùi vị này cũng thay đổi theo quần thể vi khuẩn ở bên trong - ngoài cơ thể cũng như sự tương tác giữa chúng với khí hậu môi trường sống cùng mức độ thấp gene di truyền, chế độ ăn uống của người quá cố.
Các hợp chất phát ra từ cơ thể có thể khác nhau nhưng hợp chất cốt lõi với nồng độ mùi sẽ thay đổi một cách nhất quán. Phân tích thành phần của mùi phát ra bởi cơ thể có thể giúp các nhà điều tra pháp y ước lượng thời điểm chính xác nạn nhân từ biệt cuộc sống.
Các nhà hóa học thường phân tích thành phần chính xác của mùi phát ra từ thi thể bằng cách sử dụng kỹ thuật sắc ký khí - cho phép tách hợp chất trong hỗn hợp và xác định nồng độ riêng của từng loại.
Theo đó, hai thành phần mà luôn có trong mùi của tử thi là cadaverine và putrescine - phân tử mùi hôi có hầu hết ở các loài động vật. Được phát hiện vào năm 1885 bởi bác sĩ người Đức tên là Ludwig Brieger, chúng là những phân tử nhỏ được hình thành bởi axit amin lysine và methionine.
Vài năm trước đây, các nhà nghiên cứu cũng phát hiện được phân tử Necrophagic - hương vị ưa thích của côn trùng bởi chúng có mùi thịt thối rữa. Từ đây, các chuyên gia có thể xác định hợp chất cốt lõi khác liên quan đến tử thi.
Một số nhà nghiên cứu cũng đang tiến hành phát triển "mũi điện tử" và hệ thống cảm biến khí có khả năng phát hiện nhiều hợp chất trong mùi của cái chết. Thiết bị như vậy có thể được sử dụng để xác định vị trí của các cơ quan người chết trong thảm họa tự nhiên: như nạn nhân bị chôn vùi trong trận động đất...
Theo một vài chuyên gia, thiết bị nhạy cảm với mùi phân rã cơ thể có thể giúp tính toán thời lượng lưu giữ cá, thịt đông lạnh hoặc giúp báo cho người bán hàng sản phẩm hư hỏng trước khi đem ra bán.

Những món ăn "đại kỵ" trong ngày Tết đen đủi cả năm
Dưới đây là danh sách các món "đại kỵ" mọi người không nên ăn trong ngày đầu năm để tránh gặp điều xui xẻo.

Những sự thật thú vị về Valentine không phải ai cũng biết
Dưới đây là một số điều thú vị xoay quanh ngày Lễ Valentine mà có thể không phải ai cũng biết.

Huyền thoại về "con đường tơ lụa" nổi tiếng trong lịch sử
Hiểu hơn về con đường mang theo nhiều điều vĩ đại và chứa đầy sự thú vị mà con người thời xưa đã tạo ra.

Vàng được hình thành như thế nào?
Các nhà khoa học thuộc ĐH Queensland (Australia) vừa công bố công trình nghiên cứu chứng tỏ vàng được tạo ra nhờ nước và động đất.

Nghiên cứu gây sốc về ma quỷ, "tâm linh" trên thế giới
Cuộc thăm dò gần đây của kênh CBS (Mỹ) cho thấy, gần một nửa người dân Mỹ tin vào ma quỷ, 22% số đó nói rằng, họ đã nhìn thấy hoặc cảm thấy sự hiện diện của ma quỷ. Liệu ma quỷ có thực sự tồn tại?

Tìm hiểu ngày lễ Khai Hạ ngày mùng 7 Tết Nguyên đán
Sau lễ hóa vàng ngày mùng 3 Tết, ngày mùng 7 tháng Giêng thường được coi là ngày cuối cùng của chuỗi lễ hội Tết Nguyên đán. Sau ngày mùng 7, mọi người phải ra sức, trở lại lao động bình thường.
