Các nhà khoa học đã tạo ra các bữa ăn trường học in 3D
Các bữa ăn ở trường đã được cập nhật hiện đại nhờ các nhà khoa học đã tạo ra những bữa ăn in 3D cho trẻ em.
Các nhà khoa học đến từ tổ chức Big Bang Fair đã tạo ra đủ loại bữa ăn bằng cách sử dụng máy in 3D, bao gồm cá và khoai tây chiên hình học và đậu hình lục giác.
Bữa ăn 3d đậm chất tương lai.
Đội ngũ hi vọng rằng các bữa ăn đậm chất tương lai này sẽ truyền cảm hứng cho trẻ em có hứng thú với các nghề nghiệp về khoa học, công nghệ, kĩ thuật và toán học (STEM).
Các bữa ăn được tạo ra nhờ sử dụng máy in 3D - (Ảnh từ tổ chức Big Bang Fair).
Trên thực đơn cho trẻ em tại Trường tiểu học St Helen ở Canning Town có các món:
- Cá và khoai tây chiên hình học, gồm đậu, cá tuyết và khoai tây lục giác
- Bánh răng súp lơ
- Sốt hummus và sốt kem guacamole có vảy bơ hình “thằn lằn”
- Bí xoắn theo hình dãy Fibonacci
- Các vì sao bông cải xanh 3D
- Hoa quả và sữa chua số Pi
Các nhà khoa học hi vọng các bữa ăn sẽ truyền cảm hứng cho trẻ em theo đuổi các môn học STEM - (Ảnh từ tổ chức Big Bang Fair).
Dự án này được phát triển dựa trên một nghiên cứu tiết lộ rằng 71% học sinh trong độ tuổi 11-16 nghĩ rằng việc tiếp cận với công nghệ vượt trội trong cuộc sống hàng ngày là rất quan trọng.
Claire O’Sullivan đến từ Trường Tiểu học St. Helen cho biết: “Chúng tôi rất vui khi tổ chức Big Bang Fair đã thăm dò ý kiến của chúng tôi để tham gia vào dự án bữa ăn trường học in 3D. Thể hiện STEM theo cách này là một cơ hội tuyệt vời để cho phép học sinh của chúng tôi thấy trực tiếp công nghệ đổi mới và không có gì khiến chúng hào hứng hơn việc đưa những gì học được trong lớp vào cuộc sống hàng ngày”.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
