Các nhà khoa học đã tìm ra "thực đơn trường thọ", liệu bạn có dám tuân theo?

Rốt cuộc thì bạn sẽ chọn ăn ngon hay sống lâu hơn?

Chế độ ăn kiêng nói chung, bao gồm thành phần thực phẩm, lượng calo, độ dài và tần suất của khoảng thời gian nhịn ăn, sẽ ảnh hưởng đến khoảng thời gian mà sức khỏe và các chức năng của cơ thể được duy trì.

Và cách đây vài ngày, các nhà nghiên cứu từ Đại học Nam California và Đại học Wisconsin đã công bố một đánh giá cực kỳ chi tiết về chế độ ăn uống trên tạp chí y tế có tên tuổi Cell, về các mặt khác nhau của chế độ ăn uống. Các đối tượng liên quan khá đa dạng, từ những con ruồi giấm đến người sống trăm tuổi, và các chế độ ăn uống dao động từ ăn chay phổ biến đến chế độ ăn ít carbohydrate (carb), thậm chí cả nhịn ăn hạn chế.

Từ nghiên cứu cho thấy, các yếu tố của chế độ ăn uống cụ thể có thể ảnh hưởng đến một số giới hạn về tuổi thọ, cũng như ảnh hưởng đến nhiều dấu hiệu liên quan đến nguy cơ bệnh tật, chẳng hạn như mức insulin, cholesterol...

Các nhà khoa học cũng đã tìm ra một "công thức ăn kiêng tổng hợp" để giúp mọi người có thể sống khỏe mạnh và lâu dài hơn.

Đầu tiên, cần tiêu thụ nhiều carbohydrate chưa tinh chế, thứ mà chúng ta thường gọi là ngũ cốc nguyên hạt.

Điều này có nghĩa là cần hấp thụ các nguồn carbohydrate cốt lõi là thực phẩm từ củ như khoai lang và khoai tây, cũng như ngũ cốc nguyên hạt như ngô và lúa. Nên hạn chế tiêu thụ bột mì và carbohydrate tinh chế như bánh mì.

Thứ hai, cần tiêu thụ lượng protein thấp hơn. 30% năng lượng tiêu thụ cần đến từ chất béo thực vật, chẳng hạn như dầu và các loại hạt chiết xuất từ hạt thực vật.

Thứ ba, cần ăn cố định trong một khoảng thời gian nhất định, tốt nhất là trong vòng 12 giờ. Tức là, nếu bạn ăn sáng lúc 8 giờ sáng thì không nên ăn thêm gì sau 8 giờ tối. Sau 8 giờ tối, bạn có thể được tính là thời gian nhịn ăn. Sau 3-4 tháng tuân thủ, phương pháp này có thể giúp giảm huyết áp, kháng insulin và các dấu hiệu nguy cơ bệnh tật khác.

Các nhà nghiên cứu đã phát triển và cải tiến "thực đơn trường thọ" này từ bữa ăn ở những khu vực nơi có tỷ lệ người sống lâu trăm tuổi - hầu hết các công thức nấu ăn của họ có nguồn gốc thực vật, hoặc pescatarian (ăn chay nhưng bao gồm ăn cá).


Chế độ ăn ketogenic được xác nhận là có ưu điểm và nhược điểm riêng.

Đối với một số chế độ ăn kiêng phổ biến, các nhà nghiên cứu cũng đưa ra kết luận toàn diện.

Ví dụ, dầu ô liu và chất béo từ hạt trong chế độ ăn Địa Trung Hải (chủ yếu là trái cây, rau, cá, dầu ô liu, bổ sung một lượng nhỏ thịt) có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Chất béo thực vật trong chế độ ăn càng cao thì chất béo từ động vật và hàm lượng protein càng thấp thì nguy cơ tử vong sẽ giảm xuống.

So với những người ăn thịt, chế độ ăn thuần chay có liên quan đến việc giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân, cũng như giảm nguy cơ ung thư, cao huyết áp và tiểu đường. Nhưng vì thiếu một số axit amin nên chế độ này có nguy cơ gây gãy xương cao hơn nhiều so với những người ăn thịt.

Các nhà khoa học cũng tìm thấy các liên kết giữa tuổi thọ cao và những người theo chế độ ăn ketogenic (rất ít carbohydrate, vừa phải protein và nhiều chất béo). Tuy nhiên, một chế độ ăn ketogenic quá ít carbohydrate có thể làm tăng nguy cơ tử vong. Đặc biệt đối với những người mà lượng carbohydrate chiếm dưới 20% năng lượng ăn vào thì nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân tăng lên 50%.

Tổng hợp lại, các nhà nghiên cứu đã đưa ra một "chế độ ăn kiêng trường thọ". Đó là ăn nhiều đậu, ngũ cốc nguyên hạt và rau; nên ăn thêm một số cá và một ít thịt trắng; không ăn thịt đỏ và thịt đã qua chế biến; ít đường và ngũ cốc tinh chế; bổ sung dầu từ các loại hạt và dầu ô liu.

Nhưng, với nhiều người, rõ ràng thực đơn ăn kiêng này khá nhàm chán và không ngon miệng. Câu hỏi đặt ra ở đây là: Bạn chọn ăn ngon hay muốn sống lâu hơn?

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất