Phát hiện "bàn thờ đầu lâu" hơn 1.000 năm trong hang động ở Mexico

Khoảng 150 đầu lâu mất răng được tìm thấy trong hang ở bang Chiapas, nhiều khả năng thuộc về nạn nhân của các nghi lễ hiến tế cổ xưa.

Năm 2012, khi phát hiện khoảng 150 hộp sọ người trong một hang động ở bang Chiapas, Mexico, cảnh sát địa phương ban đầu cho rằng đây là hiện trường một vụ án. Tuy nhiên, nghiên cứu cho thấy những người này không chết gần đây, Live Science hôm 30/4 đưa tin. Thay vào đó, các hộp sọ tồn tại từ thời tiền Tây Ban Nha, khoảng năm 900 đến 1200, và rất có thể là nạn nhân của nghi lễ hiến tế.

Phát hiện bàn thờ đầu lâu hơn 1.000 năm trong hang động ở Mexico
Khoảng 150 hộp sọ người được phát hiện trong hang động ở bang Chiapas, Mexico năm 2021. (Ảnh: Viện Nhân chủng học và Lịch sử Quốc gia Mexico)

Sau khi phát hiện, các chuyên gia chuyển xương ra khỏi hang động và đưa đến thủ phủ Tuxtla Gutiérrez của bang Chiapas. Tại đây, cảnh sát và Viện Nhân chủng học lịch sử Quốc gia Mexico (INAH) phối hợp cùng điều tra. Các hộp sọ được phát hiện trong một khu vực khét tiếng về bạo lực và buôn người. Bên cạnh đó, cũng không có dấu hiệu rõ ràng cho thấy ngay người chết thuộc thời kỳ tiền Tây Ban Nha.

Sau khi phân tích, nhóm nghiên cứu INAH xác định các hộp sọ đã hơn 1.000 năm tuổi, chủ yếu thuộc về phụ nữ trưởng thành, ngoại trừ xương của ba trẻ sơ sinh. Ngoài ra, không hộp sọ nào còn răng.

Điều này cho thấy một tzompantli hay "bàn thờ đầu lâu" từng tồn tại trong hang, theo Javier Montes de Paz, nhà nhân chủng học tại INAH, người giúp xác định niên đại hộp sọ. Lý do là xương trong hang hầu hết là hộp sọ hoặc mảnh vỡ của hộp sọ và không có bộ xương hoàn chỉnh nào.

Tzompantli là giá đỡ làm bằng gỗ mà người Aztec và các nền văn hóa khác ở Trung Bộ châu Mỹ cổ đại dùng để trưng bày hộp sọ của các nạn nhân hiến tế. Đầu của họ bị đâm xuyên qua thái dương và đặt lên cọc giống như những hạt trên bàn tính, theo học giả Juanita Garciagodoy, người từng giảng dạy tại khoa tiếng Tây Ban Nha của Đại học Macalesteresota. Nhóm nhà khoa học đã tìm thấy dấu vết của những cọc gỗ bên cạnh các hộp sọ, cung cấp thêm bằng chứng về một tzompantli.

Đây không phải là lần đầu tiên tzompantli được phát hiện ở Chiapas. Những năm 1980, người ta cũng phát hiện 124 đầu lâu - tất cả đều mất răng - trong hang Banquetas. Tương tự, vào năm 1993, trong quá trình khám phá hang Devil's Tapesco, người ta tìm thấy 5 hộp sọ được cho là bị đặt trên khung gỗ. Montes de Paz nhấn mạnh sự cần thiết của việc tiếp tục nghiên cứu khảo cổ trong khu vực và cho biết, nếu các cá nhân phát hiện những địa điểm như vậy, họ nên liên hệ ngay với chính quyền hoặc INAH.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Loài bò sát bay cổ đại có thể tự đổi màu lông, tồn tại cùng thời với khủng long

Loài bò sát bay cổ đại có thể tự đổi màu lông, tồn tại cùng thời với khủng long

Nghiên cứu mới đây tiết lộ loài bò sát bay cổ đại - pterosaurs - có lông vũ và có thể điều khiển màu sắc lông của chúng để thu hút bạn tình hoặc giữ mát.

Đăng ngày: 03/05/2022
Tấm bia cổ nhất Việt Nam giữa đống tàn tích, chuyên gia Pháp cũng đau đầu khi

Tấm bia cổ nhất Việt Nam giữa đống tàn tích, chuyên gia Pháp cũng đau đầu khi "giải mật"

Đây là nguồn sử liệu quý báu về vương quốc cổ Champa, đồng thời cũng là tấm bia cổ nhất được tìm thấy ở vùng Đông Nam Á tính cho tới nay.

Đăng ngày: 30/04/2022
Tìm thấy

Tìm thấy "báu vật" cổ đại, người nông dân ngỡ bán được rất nhiều tiền và cái kết bất ngờ

Bức tượng hơn 4.500 năm tuổi mô tả khuôn mặt của một nữ thần cổ đại do một người nông dân phát hiện ra ở phía nam Dải Gaza được các nhà khảo cổ học đánh giá là có giá trị khảo cổ rất lớn, theo CNN.

Đăng ngày: 30/04/2022
Chiếc bình gốm bí ẩn thực ra là

Chiếc bình gốm bí ẩn thực ra là "vũ khí chết người" 900 năm tuổi

Phân tích cấu tạo hóa học cho thấy các thành phần bên trong chiếc bình có chứa chất nổ.

Đăng ngày: 29/04/2022
Trung Quốc có 1 ngôi mộ dưới nước bất khả xâm phạm, ngay cả Tần Thủy Hoàng cũng phải

Trung Quốc có 1 ngôi mộ dưới nước bất khả xâm phạm, ngay cả Tần Thủy Hoàng cũng phải "bó tay" trở về

Tần Thủy Hoàng đã điều binh chuẩn bị vào mộ để cướp lấy báu vật, nhưng không thành vì không tài nào tìm được cửa vào, nên cuối cùng phải “tiếc hùi hụi“ trở về.

Đăng ngày: 29/04/2022
Tìm thấy răng khổng lồ của loài bò sát biển cổ đại ở dãy núi Alps

Tìm thấy răng khổng lồ của loài bò sát biển cổ đại ở dãy núi Alps

Hóa thạch của 3 loài ichthyosaur - loài bò sát biển khổng lồ sống ở đại dương nguyên thủy, đã được phát hiện ở trên dãy núi Alps của Thụy Sĩ.

Đăng ngày: 29/04/2022
Phát hiện loài khủng long săn mồi khổng lồ mới, dài tới 10m

Phát hiện loài khủng long săn mồi khổng lồ mới, dài tới 10m

Hóa thạch 70 triệu năm tuổi được khai quật ở miền nam Argentina tiết lộ loài khủng long săn mồi khổng lồ chưa từng được biết đến.

Đăng ngày: 29/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News