Các nhà khoa học phát hiện chim cánh cụt thực sự “nói chuyện” dưới nước
Giống như các loài chim biển khác, chim cánh cụt có thể kêu lớn trên đất liền, nhất là những nơi chúng sinh sản. Chúng sử dụng tiếng gọi này để liên lạc với bạn đời và họ hàng của chúng.
Ngoài mùa sinh sản, chim cánh cụt dành phần lớn thời gian trên biển và thích nghi với môi trường biển nơi chúng kiếm ăn. Chim cánh cụt rất độc đáo so với các loài chim biển khác vì khả năng lặn cực tốt của chúng. Loài chim này có thể thực hiện một loạt các lượt lặn đến độ sâu từ 20m đến 500 m (tùy thuộc vào loài) để tìm kiếm cá, động vật biển thân mềm hoặc mực.
Với khả năng lặn đó, liệu chim cánh cụt có thể tạo ra âm thanh dưới nước hay không?
Chim cánh cụt phát ra âm thanh dưới nước khi chúng săn mồi.
Để tìm hiểu điều này, nhóm nghiên cứu động vật săn mồi Apex Marine (MAPRU) Đại học Nelson Mandela (Nam Phi) đã gắn các máy ghi hình nhỏ có tích hợp micrô trên lưng của ba loài chim cánh cụt: chim cánh cụt vua, chim cánh cụt Gentoo và chim cánh cụt Macaroni.
Mục đích của nghiên cứu này nhằm cung cấp những bằng chứng đầu tiên cho thấy chim cánh cụt phát ra âm thanh dưới nước khi chúng săn mồi.
Trước đây rất ít người biết đến tiếng kêu của chim cánh cụt khi chúng ở trên biển bởi việc ghi âm chúng rất là khó khăn. Tuy nhiên, với sự phát triển của công nghệ gần đây nên việc quan sát chúng đã trở nên dễ dàng hơn, đặc biệt thông qua việc sử dụng các máy ghi hình thu nhỏ được gắn vào chim cánh cụt.
Các nhà nghiên cứu đã sử dụng máy thu hình và ghi lại 203 tiếng kêu dưới nước của cả ba loài chim cánh cụt trong gần năm giờ dưới nước: 34 tiếng từ hai chú chim cánh cụt vua, 1 tiếng từ chim cánh cụt Macaroni và 168 tiếng từ chim cánh cụt Gentoo.
Những loài này được chọn vì chúng phản ánh sự đa dạng trong việc săn bắt dưới biển ở chim cánh cụt. Chim cánh cụt vua chuyên bắt cá ở độ sâu lớn (200m), trong khi chim cánh cụt Macaroni chủ yếu ăn động vật thân mềm trong 10m đầu tiên của cột nước. Ngược lại, chim cánh cụt Gentoo có chiến lược săn mồi rất đa dạng, chúng ăn tất cả các loại con mồi ở mọi độ sâu.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, tất cả các tiếng kêu của chim cánh cụt đều ngắn và phát ra trong lúc chúng đang đi săn. Hầu hết các âm phát ra (73 %) trong giai đoạn dưới cùng của các lần lặn.
Hơn 50 % tiếng kêu có liên quan trực tiếp đến hành vi săn mồi: ngay sau khi chúng tăng tốc (để đuổi theo con mồi) hoặc ngay sau khi cố gắng bắt con mồi.
Bởi vì tiếng kêu được tạo ra bởi ba loài chim cánh cụt khác nhau, cho thấy hành vi này có thể tồn tại ở các loài chim cánh cụt khác. Các tiếng kêu cũng được ghi nhận với tỷ lệ cao hơn khi chim cánh cụt đang ăn cá, so với động vật biển thân mềm và mực. Điều này cho thấy chúng có thể phổ biến hơn ở chim cánh cụt ăn cá.

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét
Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?
Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Giới thiệu về loài hổ và con hổ to nhất thế giới
Hổ được coi là một trong những loài vật quý trong văn hóa và tôn giáo của một số quốc gia Đông Á. Trong văn hóa Việt Nam, hổ được xem như một biểu tượng của sức mạnh, can đảm và sự chung thủy.

Cách phân biệt rắn cạp nong và rắn cạp nia
Ở Việt Nam có rất nhiều rắn độc và cực độc, điển hình là hai "anh em" rắn cạp nong - cạp nia.
