Các nhà khoa học phát hiện loại vi khuẩn phân hủy dầu thô

Các nhà khoa học tìm thấy một loại vi khuẩn có thể trực tiếp tiêu hóa dầu thô và tạo ra khí methane, giúp khai thác mỏ hiệu quả hơn.

Khám phá được công bố hôm 23/12 trên tạp chí Nature tập trung vào một loài vi khuẩn mới trong nhóm Methanoliparum, bao gồm các vi sinh vật xuất hiện sớm nhất trên Trái đất và đóng vai trò quan trọng trong quá trình lên men khí sinh học.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy, quá trình lên men cần cả vi khuẩn cổ Methanogenic và vi khuẩn phân hủy hydrocarbon để tiêu hóa chất hữu cơ và sản xuất khí methane.


Vi khuẩn mới có thể giúp kéo dài thời gian khai thác mỏ. (Ảnh: CNS)

Tuy nhiên, loài mới - được đặt tên là Candidatus methanoliparum - có thể biến trực tiếp các ankan mạch dài trong dầu thô thành methane trong môi trường không có oxy mà không cần vi khuẩn phân hủy hydrocarbon. Phân tích gene cho thấy vi khuẩn có khả năng này là nhờ một enzyme chưa từng được biết đến.

Candidatus methanoliparum được phát hiện bởi Viện Khí sinh học thuộc Bộ Nông nghiệp và Nông thôn Trung Quốc trong mỏ dầu Shengli ở phía bắc tỉnh Sơn Đông. Các nhà nghiên cứu tin rằng nó có thể mở đường cho việc khai thác các mỏ dầu đang cạn kiệt.

Trong quá trình thu hồi truyền thống, dầu thô nằm sâu dưới lòng đất được đẩy lên bề mặt bằng áp lực của nước hoặc hóa chất. Hơn một nửa dầu lắng khó thu hồi và vẫn nằm dưới lòng đất.

Dựa trên nghiên cứu này, dầu thô có thể được phân huỷ thành methane, giúp thu hồi hỗn hợp dầu và khí với hiệu suất cao hơn. Qua đó, các mỏ cạn kiệt cũng có thể kéo dài thời gian khai thác.

Viện Khí sinh học đang hợp tác Đại học Thâm Quyến, Viện Max Planck của Đức và Phòng thí nghiệm trọng điểm về thu hồi dầu vi sinh SINOPEC để thực hiện các nghiên cứu sâu hơn về Candidatus methanoliparum.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Độc đáo loài xương rồng tự chết để tiếp tục tồn tại và lan rộng khắp sa mạc

Không giống các loại xương rồng khác trên thế giới thường phát triển theo chiều dọc, Creeping Devil phát triển theo chiều ngang và nằm trên mặt đất.

Đăng ngày: 10/05/2025
Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Nguyên nhân biến chuồn chuồn từ vàng thành đỏ

Cân bằng hoá học giữa các sắc tố trong bụng chuồn chuồn xác định màu sắc của chúng. Khi có chất oxi hoá, những tế bào này vàng và khi có mặt chất khử, chúng trở thành đỏ.

Đăng ngày: 09/05/2025
Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Việt Nam vinh dự sở hữu 3 trong 10 loại quả hiếm nhất thế giới

Trong danh sách 10 loại trái cây được bình chọn là ngon và hiếm nhất thế giới, thì có tới 5 loại quả xuất hiện ở Việt Nam nhưng trong đó có 3 loại quả có nguồn gốc từ vùng Đông Nam Á.

Đăng ngày: 05/05/2025
Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Làm thế nào cây cọ sống sót được sau bão và lốc xoáy?

Nhiều người rất ấn tượng với sức sống mãnh liệt của những cây cọ sống ven bãi biển. Sau khi những trận bão qua đi, nhiều loài thực vật bị phá hủy nhưng cọ thường vẫn sống sót. Vậy lý do là tại sao?

Đăng ngày: 05/05/2025
Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Top 10 loại nấm quý hiếm nhất ở Việt Nam

Hiện nay các loại nấm là món ăn ưa thích của nhiều người. Không chỉ có giá trị dinh dưỡng cao chúng còn là nguyên liệu để chế biến những món ăn hấp dẫn.

Đăng ngày: 04/05/2025
Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Cây ô liu 3.000 năm tuổi vẫn ra quả

Dù đã trải qua hơn ba thiên nhiên kỷ, cây ô liu cổ thụ vẫn xanh tốt, ra trái đều đặn, chất lượng cao.

Đăng ngày: 04/05/2025
12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

12 loại nấm độc nguy hiểm nhất thế giới

Nếu ăn phải một số loại nấm độc như nấm đôi cánh thiên thần hoặc nấm mũ đầu lâu, con người sẽ bị tổn thương gan, thận, hệ thần kinh, dẫn đến tử vong.

Đăng ngày: 02/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News