Các nhà khoa học phát hiện ra nhựa có thể tự phân hủy dưới ánh sáng Mặt Trời chỉ trong vài thập kỷ

Một nghiên cứu mới đây tại Mỹ phát hiện ra rằng, nhựa polystyrene khi tiếp xúc với ánh sáng Mặt Trời có thể tự phân hủy trong vài thập kỷ, thay vì hàng nghìn năm như báo cáo của các nhà khoa học trước đây.

Polystyrene là loại nhựa vô cùng phổ biến, được sử dụng để làm hộp, cốc và vật liệu đóng gói. Các nhà khoa học vẫn cho rằng loại nhựa polystyrene này có thể tồn tại “mãi mãi”.

Tuy nhiên một nhóm các nhà khoa học tại Mỹ đã sử dụng đèn mô phỏng ánh sáng Mặt Trời, và phát hiện ra có thể làm phân hủy nhựa một cách từ từ. Do đó, nhựa polystyrene không phải là tồn tại “mãi mãi” như chúng ta vẫn nghĩ.

Các nhà khoa học phát hiện ra nhựa có thể tự phân hủy dưới ánh sáng Mặt Trời chỉ trong vài thập kỷ
Nhựa polystyrene không phải là tồn tại “mãi mãi” như chúng ta vẫn nghĩ.

Tác giả nghiên cứu và là nhà hóa học thuộc Viện Hải dương học Wood Hole, ông Collin Ward cho biết: “Chúng tôi không nói rằng ô nhiễm nhựa không phải là điều xấu, chúng vẫn gây hại cho môi trường trong nhiều thập kỷ. Tuy nhiên sự tồn tại của nhựa trong môi trường tự nhiên là phức tạp hơn những gì chúng ta vẫn nghĩ trước đây”.

Kết quả của nghiên cứu này chỉ ra rằng nhiều loại nhựa polystyrene và polymer từ từ chuyển sang màu vàng, trở nên giòn hơn khi tiếp xúc với tia cực tím (tia UV) từ ánh sáng Mặt Trời.

Ánh sáng Mặt Trời cũng không chỉ làm thay đổi tính chất vật lý của nhựa, mà còn làm thay đổi về mặt hóa học. Quá trình này hình thành carbon hữu cơ hòa tan và một lượng carbon dioxide, ở mức thấp để tác động đến biến đổi khí hậu.

Đồng tác giả nghiên cứu và là nhà hóa học biển thuộc WHOI - Chris Reddy, lưu ý rằng nhựa chỉ là một dạng khác của carbon hữu cơ. Ông cho biết: “Chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp và tất cả đều cho ra cùng một kết quả. Đó là ánh sáng Mặt Trời có thể biến đổi nhựa thành CO2. Tuy nhiên các chất phụ gia thêm vào trong quá trình sản xuất có thể làm ảnh hưởng tới tốc độ phân hủy của nhựa”.

Đây có thể là tin vui đối với Trái đất của chúng ta, khi mà các loại rác thải nhựa có thể tự phân hủy với tốc độ nhanh hơn chúng ta vẫn nghĩ dưới điều kiện ánh sáng Mặt Trời. Nhưng dù vậy, nhựa vẫn tồn tại hàng chục năm trước khi chúng bị phân hủy. Và do vậy, chúng vẫn gây ra nhiều tác hại đối với môi trường và các loài động vật sống.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mực nước biển ở đâu sẽ là cao nhất do nóng lên toàn cầu?

Mực nước biển ở đâu sẽ là cao nhất do nóng lên toàn cầu?

Các nhà khoa học cho rằng vào năm 2100, mực nước biển trong trường hợp xấu nhất có thể tăng lên 1 mét.

Đăng ngày: 14/10/2019
Nước ngầm đang rút cạn nhiều con sông của thế giới

Nước ngầm đang rút cạn nhiều con sông của thế giới

Cơn khát nước ngọt của loài người đang dần dần hút cạn các con sông vốn đang là cảnh quan trên toàn thế giới, một nghiên cứu về nước ngầm cho thấy.

Đăng ngày: 14/10/2019
Hình ảnh kinh hoàng khi siêu bão Hagibis xé toạc nhà cửa, làm nhiều người chết

Hình ảnh kinh hoàng khi siêu bão Hagibis xé toạc nhà cửa, làm nhiều người chết

Ít nhất 7 người đã thiệt mạng và hơn chục người khác mất tích sau khi siêu bão Hagibis tấn công Nhật Bản tối 12/10 phá hủy nhiều nhà cửa, gây ngập lụt, lở đất, động đất ở Tokyo và những vùng rộng lớn của miền trung và miền đông Nhật Bản.

Đăng ngày: 14/10/2019
Ống hút nhựa thay bằng mỳ ống tại Ý

Ống hút nhựa thay bằng mỳ ống tại Ý

Một số nhà hàng ở Ý đưa ra ý tưởng đầy sáng tạo, khi thay thế ống hút nhựa bằng mỳ Ý để bảo vệ môi trường.

Đăng ngày: 12/10/2019
Trước siêu bão Hagibis đổ bộ, bầu trời Nhật Bản bất ngờ chuyển sang màu tím kì lạ

Trước siêu bão Hagibis đổ bộ, bầu trời Nhật Bản bất ngờ chuyển sang màu tím kì lạ

Nhiều người dân Nhật Bản đã chia sẻ hình ảnh chụp khoảnh khắc bầu trời chuyển sang màu tím thẫm đáng sợ trên MXH Twitter.

Đăng ngày: 12/10/2019
Cô gái trẻ chế bao nhựa phân hủy trong vài tuần từ da và vảy cá

Cô gái trẻ chế bao nhựa phân hủy trong vài tuần từ da và vảy cá

Dù bề ngoài khá giống nhựa, kết quả thử nghiệm ban đầu cho thấy, nó dai hơn và chắc chắn hơn các túi nhựa bình thường, đồng thời an toàn cho môi trường.

Đăng ngày: 11/10/2019
Vẫn cần phải cảnh giác lỗ thủng tầng ozone

Vẫn cần phải cảnh giác lỗ thủng tầng ozone

Sự phục hồi của tầng ozone ở Nam Cực không thể được coi là điều hiển nhiên và đòi hỏi sự cảnh giác liên tục.

Đăng ngày: 11/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News