Bão "cyclone", bão "typhoon" và bão "tropical storm" có gì khác biệt?

Khi theo dõi thông tin về các cơn bão lớn trên thế giới, chúng ta thường thấy những cụm từ này. Vậy, chúng có gì khác biệt?

Mô hình GFS của Mỹ là mô hình Hệ thống dự báo bão toàn cầu được điều hành bởi Dịch vụ thời tiết quốc gia dự đoán hướng đi của các cơn bão. Nó sử dụng một siêu máy tính để chạy dữ liệu thông qua một thuật toán phức tạp được lấy từ vệ tinh, đài quan sát và bóng bay thời tiết.

Bão cyclone, bão typhoon và bão tropical storm có gì khác biệt?
Hình ảnh vệ tinh cơn bão Michael 2018 tại Mỹ.

Hành trình bão là diễn biến về vị trí và cường độ của bão trong suốt thời gian của nó. Cách theo dõi tốt nhất bao gồm vĩ độ, kinh độ, sức gió bề mặt tối đa của hệ thống bão và áp suất mực nước biển tối thiểu trong khoảng thời gian sáu giờ, dựa trên đánh giá sau bão của tất cả các dữ liệu có sẵn.

Mô hình châu Âu được các nhà khí tượng học coi là mô hình chính xác nhất để dự đoán bão ở giữa vĩ độ. Trung tâm dự báo thời tiết tầm trung châu Âu (ECMWF) phát triển mô hình, phát triển phương pháp tích hợp dữ liệu khí tượng của thời gian thực vào thuật toán của họ (vì vậy nó bắt đầu với điều kiện ban đầu chính xác hơn) và đầu tư vào phần cứng máy tính tiên tiến . Cả hai mô hình châu Âu và Mỹ đều là các mô hình toán học dự đoán, vì vậy chúng không nhất thiết phản ánh con đường bão do Trung tâm bão quốc gia ban hành.

Thành mắt bão là chùm hoặc vòng mây dông (Cumulonimbus) bao quanh mắt của cơn bão. Mức độ cực đoan của cơn bão được thể hiện trong thành mắt bão: Sấm chớp, mưa lớn và gió giật.

Hiệu ứng Fujiwhara xảy ra khi hai xoáy thuận (cyclone) nhiệt đới quay quanh nhau.

Một cơn bão là một cơn xoáy thuận nhiệt đới với sức gió tối đa 74 dặm/ giờ (119km/h).

Các loại bão là một hệ thống quy ước đặt tên. Bão được phân loại thành năm cấp độ dựa trên cường độ gió duy trì của chúng, được gọi là Thang bão Saffir-Simpson.

  • Cấp 1: Sức gió từ 74-95 dặm/giờ (119-152 km/h); gió rất nguy hiểm sẽ gây ra một số thiệt hại.
  • Cấp 2: Tốc độ gió 96-110 dặm/giờ (154-177 km/h); những cơn gió cực kỳ nguy hiểm sẽ gây ra thiệt hại lớn.
  • Cấp 3: Tốc độ gió 111-129 dặm/giờ (178-207 km/h); thiệt hại nghiêm trọng sẽ xảy ra.
  • Cấp 4: Tốc độ gió 130-156 dặm/giờ (209-251 km/h); thiệt hại thảm khốc sẽ xảy ra.
  • Cấp 5: Tốc độ gió lớn hơn 156 dặm/giờ (251 km/h); thiệt hại thảm khốc sẽ xảy ra và hầu hết các khu vực sẽ không thể ở được.

Bão cyclone, bão typhoon và bão tropical storm có gì khác biệt?
Ảnh vệ tinh một cơn bão.

Cảnh báo bão là một thông báo rằng các điều kiện bão (tốc độ gió duy trì từ 119 km/h trở lên) được dự đoán xảy ra ở đâu đó trong khu vực quy định liên quan đến bão nhiệt đới.

Xác định cơn bão là một thông báo rằng các điều kiện bão (tốc độ gió duy trì từ 119km/h trở lên) có khả năng xảy ra trong một khu vực cụ thể liên quan đến bão nhiệt đới.

Ẩn nhiệt là nhiệt độ cần thiết để chuyển hóa chất rắn thành chất lỏng hoặc hơi ẩm mà không làm thay đổi nhiệt độ của nó. Khi hơi nước ngưng tụ tạo thành mây, nhiệt ẩn (năng lượng) được giải phóng, giúp các cơn bão tăng cường bằng cách làm ấm không khí xung quanh và gây ra gây nhiễu động.

Nếu một cơn bão từ cấp 3 trở lên, nó được coi là một cơn bão lớn.

Tốc độ gió duy trì tối đa là thước đo tiêu chuẩn về cường độ của xoáy thuận nhiệt đới. Nó đề cập đến tốc độ gió trung bình cao nhất trong một phút (ở độ cao 10 mét với phơi sáng không bị cản trở) liên quan đến hệ thống thời tiết đó tại một thời điểm cụ thể.

Gió mùa không phải là một cơn bão, mà là sự dịch chuyển gió theo mùa, quy mô lớn trên một khu vực kèm theo những thay đổi lớn theo mùa trong lượng mưa.

Bán kính của mức gió tối đa là khoảng cách từ trung tâm của một xoáy thuận nhiệt đới đến vị trí có tốc độ gió tối đa của vòng xoáy thuận. Trong các cơn bão phát triển mạnh, bán kính của mức gió tối đa thường ở cạnh bên trong của thành mắt bão.

Mức nước biển dâng sau bão là sự gia tăng mực nước biển sau một cơn bão hoặc cơn lốc lớn, lúc mực nước biển quan sát được có chiều cao khác biệt với mực nước lúc không có bão. Mức nước biển dâng sau bão được ước tính bằng lấy mức nước biển đo được sau bão trừ đi lượng triều cường bình thường.

Xoáy thuận nhiệt đới là một thuật ngữ chung cho các hệ thống bão xảy ra trên các luồng nước ấm nhiệt đới, như bão nhiệt đới, cơn lốc biển ở Đại Tây Dương, biển Caribbe, vùng trung tâm và đông bắc Thái Bình Dương; và bão ở Tây bắc Thái Bình Dương. Xoáy thuận nhiệt có một điểm trung tâm được xác định rõ, và hướng gió xoay ngược chiều kim đồng hồ ở Bắc bán cầu và xoay thuận chiều kim đồng hồ ở Nam bán cầu.

Một áp thấp nhiệt đới là một cơn bão nhiệt đới với tốc độ gió duy trì tối đa dưới 39 dặm một giờ (62 km/h).

Một cơn bão nhiệt đới là một xoáy thuận nhiệt đới với tốc độ gió duy trì tối đa giữa 39 và 73 dặm/giờ (62-117km/h).

Bão "typhoon" là một xoáy thuận nhiệt đới được hình thành ở biển Thái Bình Dương, nằm giữa khoảng 180-100 độ Đông, với sức gió lớn hơn 119 km/h. Typhoon là hiện tượng thời tiết giống với bão, khác biệt duy nhất là nơi mà nó hình thành.

Đặt tên (quốc tế) cho bão

Bão nhiệt đới thường tồn tại lâu và được đặt tên để có thể nhận diện một cách nhanh chóng.

Cơn bão đầu tiên của năm sẽ mang một cái tên bắt đầu bằng chữ A, ví dụ như bão Alice. Bão tiếp theo có một cái tên bắt đầu bằng chữ B.

Các nhà khoa học tổ chức họp để quyết định danh sách tên mới cho các trận bão của năm tiếp theo.

Tên các trận bão gây nhiều thiệt hại sẽ không bao giờ được sử dụng nữa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng

Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư vòm họng

Các nhà nghiên cứu tại Đài Loan mới đây đã chia sẻ kết quả nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa ô nhiễm không khí và ung thư vòm họng là rất đáng ngại.

Đăng ngày: 15/10/2018
Núi lửa lớn nhất châu Âu có thể trượt xuống biển gây sóng thần

Núi lửa lớn nhất châu Âu có thể trượt xuống biển gây sóng thần

Các nhà khoa học phát hiện sườn phía đông nam của núi lửa Etna ở Italy đang nhô cao trên mặt đất và chìm xuống biển cùng lúc, Live Science đưa tin.

Đăng ngày: 15/10/2018
Sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão mạnh nhất 50 năm đổ bộ bờ Đông nước Mỹ

Sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão mạnh nhất 50 năm đổ bộ bờ Đông nước Mỹ

Cơn bão “quái vật” Michael cấp độ 4 đã đổ bộ vào gần bờ biển Mexico, bang Florida (Mỹ) vào 1h30 chiều 10/10 (giờ địa phương), kèm theo gió 250km/h có nguy cơ tàn phá chết người.

Đăng ngày: 11/10/2018
Miền nam nước Mỹ hứng bão mạnh nhất thế kỷ

Miền nam nước Mỹ hứng bão mạnh nhất thế kỷ

Bão Michael đổ bộ bang Florida với sức gió lên tới 250km/h, khiến đường phố ngập lụt, tàn phá nhà cửa và ít nhất một người thiệt mạng.

Đăng ngày: 11/10/2018
Động đất 6 độ gây sập nhà ở Indonesia, ít nhất ba người chết

Động đất 6 độ gây sập nhà ở Indonesia, ít nhất ba người chết

Các nạn nhân thiệt mạng khi những tòa nhà đổ sập trong trận động đất ở độ sâu 10km xảy ra sáng nay ngoài khơi đảo Java và Bali.

Đăng ngày: 11/10/2018
Các nước trên thế giới chỉ còn cơ hội rất mong manh để cứu Trái đất

Các nước trên thế giới chỉ còn cơ hội rất mong manh để cứu Trái đất

Lời cảnh báo trên đã được Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) của Liên hợp quốc đưa ra trong báo cáo công bố ngày 8/10.

Đăng ngày: 09/10/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News