Các nhà khoa học phát triển thành công phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư nhạy hơn 10.000 lần hiện tại

Những căn bệnh như ung thư tuyến giáp, tiểu đường tuýp 1 và HIV thường rất khó để chẩn đoạn trong giai đoạn đầu ủ bệnh. Tuy nhiên, vấn đề này sẽ sớm có giải pháp.

Những nhà nghiên cứu từ đại học Stanford đã phát triển một kỹ thuật mới để thử nghiệm với độ nhạy bén hơn gấp 10.000 lần so với những bài kiểm tra đang được áp dụng. Nhóm tác giả đã công bố nghiên cứu của mình trên tạp chí Central Science của hội hóa học Hoa Kỳ.

Các nhà khoa học phát triển thành công phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư nhạy hơn 10.000 lần hiện tại
Việc chẩn đoán các căn bệnh nguy hiểm có thể được tiến hành nhanh chóng trong giai đoạn đầu ủ bệnh.

Khi chúng ta ốm với các triệu chứng như cảm lạnh hoặc cúm, hoặc những căn bệnh nghiêm trọng hơn như ung thư, cơ thể chúng ta sản sinh ra chất hóa học được gọi là kháng thể. Các kháng thể dễ dàng được tìm thấy trong máu hoặc nước bọt. Những kháng thể này được sản xuất nhằm phản hồi những kháng nguyên, cũng là những chất hóa học trong hệ miễn dịch giúp phát hiện và ngăn chặn những chất lạ xâm hại cơ thể.

Mỗi kháng nguyên tương thích với những kháng thể riêng. Nếu bác sỹ biết được chính xác loại kháng thể, họ có thể đưa ra thông tin cụ thể về nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm sức khỏe của người bệnh. Vấn đề nằm ở chỗ trong giai đoạn đầu của bệnh, hệ thống miễn dịch của chúng ta chưa tạo ra đủ lượng kháng thể để phát hiện. Thông thường, bệnh nhân chỉ được chẩn đoán mắc bệnh khi tình trạng bệnh đã tiến triển và xuất hiện các triệu chứng.

Kiểm tra kháng thể trong cơ thể là một thử thách bởi vì kháng thể thực chất là một loại protein, trái ngược lại với thông tin di truyền; Peter Robinson, nghiên cứu sinh tại Standford, đồng tác giả của nghiên cứu đã giải thích. Thông tin di truyền có thể dễ dàng tìm kiếm bởi vì các nhà khoa học sẽ nhân bản các đoạn DNA hoặc RNA ra hàng triệu lần vì thế chúng có thể dễ dàng phát hiện. Tuy nhiên, chưa có phương pháp nhanh chóng và hiệu quả để nhân đôi các protein như kháng thể và khiến chúng được kiểm tra nhanh chóng hơn.

Theo phương pháp của Robinson, anh và đồng nghiệp đã lấy một phần kháng nguyên ung thư tuyến giáp và thêm một đoạn DNA cụ thể vào những kháng nguyên này để sử dụng như một thang chuẩn. Mặc dù họ không thể nhân đôi protein, họ có thể nhân đôi những thang chuẩn DNA. Các kháng thể sau đó xâm nhập vào kháng nguyên, tập hợp tất cả thang chuẩn DNA lại. Sau một chuỗi những phản ứng hóa học, tất cả các thang chuẩn DNA có thể được nhân bản và một lượng lớn các thang chuẩn DNA chỉ ra sự tồn tại của các kháng thể. Nếu ai đó khỏe mạnh, sẽ không có kháng thể hay các thang chuẩn DNA nào được nhân đôi.

Các nhà khoa học phát triển thành công phương pháp chẩn đoán bệnh ung thư nhạy hơn 10.000 lần hiện tại
Thay vì sử dụng các phương pháp phức tạp, chẩn đoán ung thư sẽ dễ dàng hơn và an toàn cho người bệnh.

Các nhà nghiên cứu cũng nhận ra rằng bài kiểm tra này nhạy bén hơn từ 800 đến 10.000 lần so với các phép thử đang được sử dụng. Điều này đồng nghĩa với việc chúng ta không cần quá nhiều các kháng thể và kháng nguyên để phát hiện một căn bệnh. Phần lớn các bài kiểm tra hiện tại- được gọi là immunoassays - sử dụng phương pháp tìm kiếm một chất hóa học gắn với kháng thể, sau đó chạy một chuỗi các bài kiểm tra để định vị những chất hóa học dễ tìm.

Điểm khác biệt và ưu việt của phương pháp phát hiện ung thư này so với các phương pháp truyền thống khác là việc không cần sử dụng đến các liệu pháp xạ trị và hoàn toàn có thể tiến hành tại bệnh viện, Robinson khẳng định. Thay vì mất từ hai đến ba tuần để kiểm tra lại kết quả chẩn đoán, phương pháp này chỉ tiêu tốn từ hai đến ba giờ. Theo kế hoạch, phương pháp mới sẽ sớm được triển khai trong vòng hai năm tới.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News