Các nhà khoa học tạo ra nhựa tự hủy, thế giới có giảm được ô nhiễm nhựa?

Các nhà khoa học đã phát triển một loại "nhựa tự phân hủy", được kỳ vọng giúp giảm thiểu ô nhiễm nhựa.

Polyurethane (thường được gọi là PU) là một loại nhựa polymer được dùng phổ biến, từ sản xuất vỏ điện thoại đến giày thể thao, nhưng nó lại khó tái chế và chủ yếu thải ra bãi rác.

Các nhà khoa học tạo ra nhựa tự hủy, thế giới có giảm được ô nhiễm nhựa?
Bên trái là hạt nhựa Polyurethane, bên phải là bột bào tử - (Ảnh: Han Sol Kim).

Các nhà nghiên cứu mới đây đã đưa ra một giải pháp tưởng như khoa học viễn tưởng nhưng hoàn toàn có thể thực hiện được.

Bằng cách kết hợp các bào tử của vi khuẩn ăn nhựa, họ đã phát triển một loại nhựa có thể tự hủy.

Các bào tử sẽ ở trạng thái không hoạt động trong suốt thời gian sử dụng của nhựa, nhưng sẽ hoạt động trở lại và bắt đầu phân hủy sản phẩm khi tiếp xúc với chất dinh dưỡng trong phân compost.

Nhà nghiên cứu Han Sol Kim từ Đại học California San Diego (bang California, Mỹ) cho biết: "Chúng tôi hy vọng có thể giảm thiểu ô nhiễm nhựa trong tự nhiên".

Không chỉ vậy, các bào tử này còn giúp tăng độ bền của nhựa.

"Quy trình của chúng tôi giúp vật liệu chắc chắn hơn, do đó kéo dài tuổi thọ sử dụng của nó. Và sau đó, khi hết hạn sử dụng, chúng tôi có thể loại bỏ nó khỏi môi trường, bất kể nó được thải bỏ như thế nào", đồng tác giả nghiên cứu Jon Pokorski nói.

Ông nói thêm loại nhựa này hiện đang được nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, nhưng có thể xuất hiện trong thế giới thực trong vài năm tới, với sự giúp đỡ của nhà sản xuất.

Các nhà khoa học tạo ra nhựa tự hủy, thế giới có giảm được ô nhiễm nhựa?
Sản phẩm làm từ Polyurethane - (Ảnh: Getty Images).

Loại vi khuẩn được thêm vào nhựa là Bacillus subtilis, được sử dụng rộng rãi làm phụ gia thực phẩm và lợi khuẩn. Điều quan trọng là vi khuẩn phải được biến đổi gene để có thể chịu được nhiệt độ rất cao cần thiết để sản xuất nhựa.

Nhưng không phải ai cũng bị thuyết phục bởi ý tưởng phát triển các vật liệu thay thế phân hủy sinh học cho nhựa thông thường. Một số nhà khoa học cho rằng tốt hơn hết là giảm lượng nhựa sử dụng ngay từ đầu.

Vòng đàm phán gần đây nhất của các cuộc đàm phán của Liên Hiệp Quốc về hiệp ước nhựa trong tương lai vừa được kết thúc tại Canada, nhằm đạt được một thỏa thuận toàn cầu về giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa.

Giáo sư Steve Fletcher, giám đốc Viện Cách mạng nhựa tại Đại học Portsmouth, cho biết cách hiệu quả nhất để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa là thống nhất các biện pháp cắt giảm sản xuất nhựa mang tính ràng buộc pháp lý toàn cầu.

Ông nói với BBC News: "Cần phải thận trọng với các giải pháp tiềm năng thuộc loại này, vì chúng có thể khiến người ta có ấn tượng rằng chúng ta nên lo lắng ít hơn về ô nhiễm nhựa do bất kỳ loại nhựa nào rò rỉ ra môi trường cũng sẽ nhanh chóng phân hủy an toàn. Tuy nhiên, đối với phần lớn các loại nhựa, điều này không đúng".

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communications.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá Xiaozhai Tiankeng - hố sụt sâu nhất thế giới!

Khám phá Xiaozhai Tiankeng - hố sụt sâu nhất thế giới!

Hố sụt Xiaozhai Tiankeng, còn được gọi là hố trời Xiaozhai, hay hố thiên đường, là hố sụt sâu nhất thế giới và cũng là hố lớn nhất trong cụm Thiểm Tây, nằm ở thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc.

Đăng ngày: 11/05/2024
La Nina có thể dẫn tới mùa bão mạnh hơn ở Đại Tây Dương

La Nina có thể dẫn tới mùa bão mạnh hơn ở Đại Tây Dương

Sự thay đổi từ El Nino sang La Nina sẽ dẫn tới điều kiện mưa bão dữ dội hơn ở vùng ven biển Đại Tây Dương.

Đăng ngày: 11/05/2024
Mưa lũ những tháng tới có thể khốc liệt như năm 2020

Mưa lũ những tháng tới có thể khốc liệt như năm 2020

Thời tiết năm nay có nhiều điểm tương đồng với 2020 - năm ghi nhận thiệt hại lớn do mưa lũ ở miền Trung làm 132 người chết vì sạt lở, 108 người chết vì lũ.

Đăng ngày: 10/05/2024
Tái chế đầu mẩu thuốc lá thành áo khoác lông vũ

Tái chế đầu mẩu thuốc lá thành áo khoác lông vũ

Đầu mẩu thuốc lá từ lâu đã trở thành nỗi ám ảnh của môi trường do khả năng phân hủy chậm và chứa nhiều chất độc hại.

Đăng ngày: 10/05/2024
Thác băng chết chóc trên đỉnh Everest đang nguy hiểm hơn

Thác băng chết chóc trên đỉnh Everest đang nguy hiểm hơn

Tình trạng ấm lên toàn cầu khiến băng trên thác băng Khumbu, một trong những đoạn nguy hiểm nhất khi leo đỉnh Everest, trở nên kém ổn định.

Đăng ngày: 10/05/2024
Các nhà khoa học dự đoán tình trạng nóng lên toàn cầu vượt mức 1,5 độ C

Các nhà khoa học dự đoán tình trạng nóng lên toàn cầu vượt mức 1,5 độ C

Hàng trăm nhà khoa học về khí hậu hàng đầu thế giới dự đoán rằng trong thế kỷ này, nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng lên ít nhất 2,5 độ C so với mức thời tiền công nghiệp.

Đăng ngày: 10/05/2024
Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng.

Đăng ngày: 09/05/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News