Nhựa mới có thể phân hủy thành thức ăn cho sinh vật biển

Các chuyên gia Nhật Bản phát triển loại nhựa mới với khả năng tự vá lành, bền ở nhiệt độ phòng nhưng dễ phân hủy khi không còn sử dụng.

Nhóm nhà khoa học tại Đại học Tokyo phát triển vật liệu nhựa mới có thể phân hủy dễ dàng hơn trong các nhà máy tái chế hoặc ngoài tự nhiên, New Atlas hôm 6/11 đưa tin. Vật liệu này có nguồn gốc từ nhựa epoxy resin vitrimer, bền ở nhiệt độ phòng nhưng có thể được định hình lại khi bổ sung nhiệt. Vitrimer thường rất giòn nhưng nhóm nghiên cứu cải tiến công thức bằng cách bổ sung phân tử polyrotaxane.


Khi được làm nóng, nhựa VPR trở lại hình dạng ban đầu, trong trường hợp này là chim hạc. (Ảnh: Shota Ando)

Kết quả, họ tạo ra loại nhựa mới mang tên VPR, có nhiều ưu điểm so với các vật liệu tương tự. Nếu bị dao cào xước, VPR có thể tự vá lại sau khi được làm nóng đến 150 độ C chỉ trong 60 giây. Còn nếu được gập thành hình chim hạc, sau đó trải phẳng, nó có thể tự trở về hình hạc khi được nung nóng. Vật liệu mới thực hiện tất cả những điều trên nhanh hơn nhiều so với các vật liệu tương tự.

Khi không còn được sử dụng, VPR cũng sẽ dễ phân hủy hơn. Tác dụng nhiệt cùng với một dung môi đặc biệt sẽ phá vỡ các liên kết phân tử, chỉ để lại những thành phần thô và sẵn sàng để được chế tạo thành một thứ mới. Kể cả khi bị thải ra môi trường, VPR vẫn ít gây hại hơn các loại nhựa khác. Nhóm nghiên cứu đã chứng minh điều này bằng cách ngâm vật liệu mới trong nước biển 30 ngày. Trong thời gian đó, nó phân hủy sinh học 25% và giải phóng các phân tử có thể trở thành thức ăn cho sinh vật biển.

"VPR có khả năng chống vỡ cao gấp 5 lần nhựa epoxy resin vitrimer thông thường. Vật liệu mới cũng có thể tự vá lành nhanh gấp 15 lần, khôi phục hình dạng đã ghi nhớ ban đầu nhanh gấp đôi và tái chế về mặt hóa học nhanh gấp 10 lần. Nó thậm chí phân hủy sinh học một cách an toàn trong môi trường biển, một điểm mới với loại vật liệu này", Shota Ando, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí ACS Materials Letters.

Nhóm nhà khoa học cho biết, VPR có thể dùng cho nhiều công việc vốn sử dụng những loại nhựa khác. "Một số ví dụ là vật liệu xây cầu đường thường gồm nhựa epoxy trộn với các hỗn hợp như bêtông và carbon. Nếu sử dụng VPR, các công trình này sẽ dễ bảo trì hơn vì chúng sẽ bền hơn và có thể chữa lành bằng nhiệt. Khác với nhựa epoxy truyền thống, vật liệu mới cứng nhưng co giãn được nên có thể giúp gắn kết những vật liệu với độ cứng và độ giãn dài khác nhau. Điều này có thể cần thiết cho việc sản xuất các phương tiện", Ando nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Aokigahara: Khu rừng bí ẩn ở Nhật Bản

Nằm ở chân núi phía tây bắc của núi Phú Sĩ, Aokigahara là một khu rừng rậm, nổi tiếng với một số lượng lớn các vụ tự tử ở đó, mặc dù có nhiều điều bí ẩn nhưng đây vẫn là một trong những địa điểm du lịch được nhiều người tới thăm nhất tại Nhật Bản.

Đăng ngày: 16/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News