Các nhà khoa học tìm cách trò chuyện với cá nhà táng, liệu chúng sẽ nói gì với chúng ta?
Một nhóm các nhà khoa học liên ngành đã khởi động dự án với mục tiêu giải mã và giao tiếp với cá nhà táng. Cuối cùng, phân cảnh trong "Đi tìm Nemo" có thể thực sự trở thành hiện thực.
Finding Nemo "Speaking Whale" Clip
Sáng kiến này được gọi là Dự án CETI (Sáng kiến Phiên dịch Động vật biển có vú), và mục tiêu của nó là sử dụng trí thông minh nhân tạo để hiểu ngôn ngữ của cá voi, theo Tạp chí Hakai. Cụ thể hơn, nhóm nghiên cứu muốn giải mã âm thanh tiếng "click" mà cá nhà táng sử dụng để giao tiếp với nhau, còn được gọi là “codas”.
Nhóm nghiên cứu đã đưa các bản ghi codas của cá nhà táng vào một thuật toán NLP.
Để thực hiện, các nhà nghiên cứu có kế hoạch sử dụng quá trình xử lý ngôn ngữ tự nhiên (NLP), một lĩnh vực phụ của AI tập trung vào xử lý ngôn ngữ viết và nói. Nhóm nghiên cứu đã đưa các bản ghi codas của cá nhà táng vào một thuật toán NLP, với kết quả đầy hứa hẹn.
The Sound of Sperm Whales
“Chúng dường như hoạt động rất tốt, ít nhất là với một số nhiệm vụ tương đối đơn giản,” Michael Bronstein, trưởng nhóm máy học của Dự án CETI, cho biết.
Dù mục tiêu rất tuyệt vời, nhưng có một rào cản to lớn: họ cần dữ liệu, rất nhiều.
Trên thực tế, mục tiêu đầu tiên của Dự án CETI là thu thập 4 tỷ codas của cá nhà táng. Nhóm hiện đang có kế hoạch dựa trên nghiên cứu của Dự án Dominica, dự án đã thu thập được gần 100.000 codas. Để so sánh, GPT-3 - mô hình ngôn ngữ dự đoán deep learning nổi tiếng - đã được đào tạo bằng cách sử dụng khoảng 175 tỷ từ, theo Hakai.
Mục tiêu đầu tiên của Dự án CETI là thu thập 4 tỷ codas của cá nhà táng.
Các nhà nghiên cứu cũng sẽ cần đặt tất cả codas vào ngữ cảnh, vì những từ không có ngữ cảnh sẽ không mang lại bất kỳ ý nghĩa nào. Và điều đó sẽ đòi hỏi nhiều năm nghiên cứu trong môi trường sống tự nhiên của cá nhà táng.
Tuy nhiên, nếu và khi Dự án CETI hoàn thành nhiệm vụ to lớn đó, thì khả năng khả thi là một mô hình ngôn ngữ có thể được phát triển để giao tiếp với cá voi - điều này có thể thay đổi vĩnh viễn cách con người nhận thức và tương tác với tự nhiên.
Nếu chúng ta phát hiện ra rằng có cả một nền văn minh về cơ bản ở ngay gần chúng ta, có thể việc này sẽ dẫn đến một số thay đổi trong cách chúng ta đối xử với môi trường, và có thể sẽ dẫn đến sự tôn trọng hơn đối với thế giới sinh vật.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
