Đang chèo thuyền, người đàn ông bị một trong những sinh vật nguy hiểm nhất "hỏi thăm"
Một Vlogger nổi tiếng người Úc có tên Brodiemoss đã đụng độ với một trong những sinh vật nguy hiểm nhất hành tinh khi con rắn chủ động tiếp cận anh. Nó bơi về phía người Brodiemoss mà không hề sợ hãi, thậm chí nó còn định trèo lên ván chèo của anh.
Tuy nhiên khi nhận thấy trên ván chèo không có điều mà nó đang tìm kiếm thì con rắn đã nhanh chóng quay đầu bỏ đi. Vậy đây là loài rắn gì và nó đang tìm kiếm điều gì?
Con rắn nhẹ nhàng tiếp cận người đàn ông, đây là loài rắn độc bậc nhất thế giới!
Con rắn tiếp cận Brodiemoss chính là rắn biển Stokes (Tên khoa học: Hydrophis stokesii) một loài rắn độc thuộc họ Rắn hổ phân bố ở vùng biển ở Vịnh Ba Tư đến các vùng biển thuộc nước Úc.
Đây là loài rắn có chiều dài trung bình 1,5 m, cơ thể chắc nịch, đầu to hình tam giác, với các khoang đen mờ chạy dọc sống lưng. Răng nanh của chúng đủ dài (0,7 cm) để có thể xuyên thủng lớp áo bơi nên cực kỳ nguy hiểm.
Con rắn biển tiến lại gần, định trèo lên ván chèo của Brodiemoss.
Đáng sợ hơn chúng ta vẫn chưa có huyết thanh kháng nọc độc của loài rắn này! Vậy lý do rắn biển thường tiếp cận con người là gì?
Thông thường, các loài rắn (kể cả rắn cực độc) cũng rất e sợ con người và thường tìm cách lẩn tránh. Tuy nhiên đối với rắn biển thì chúng lại hoàn toàn ngược lại, nhất là khi tới thời kỳ sinh sản trong năm.
Những con rắn biển đực sẽ bơi đi tìm kiếm bạn tình và đây là thời điểm chúng rất hung hăng và khó chịu, một nghiên cứu được công bố bởi Scientific Reports cho hay những con rắn biển như rắn Olive (Tên khoa học: Aipysurus laevis) đực sẽ có xu hướng tiếp cận con người nhiều hơn.
Lý do là loài rắn này nghĩ rằng đó là cơ hội để tìm kiếm bạn tình, do đó những vụ tấn công cũng gia tăng trong thời gian này. Nạn nhân của chúng thường là các thợ lặn, người lướt ván hay chèo thuyền...
Một trong những lý do khiến rắn biển tấn công con người nhiều hơn trong thời điểm này là do đặc tính chúng thường phải ngoi lên mặt nước để lấy không khí. Chính vì thế khả năng đụng độ với con người càng gia tăng.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
