Các nhà khoa học tìm ra cách diệt ung thư trong vài giây
Công nghệ mới giúp làm giảm thời gian xạ trị và mang lại hiệu quả cao so với phương pháp điều trị ung thư truyền thống.
Phòng thí nghiệm gia tốc Quốc gia Mỹ (SLAC) do Đại học Stanford điều hành đang phát triển loại công nghệ tăng tốc mới nhằm làm giảm tác dụng phụ của liệu pháp xạ trị ung thư, bằng cách rút ngắn thời gian các phiên chiếu xạ từ vài phút xuống còn vài giây.
Đại điện của SLAC cho biết họ nhận được kinh phí để triển khai 2 dự án nghiên cứu phương pháp điều trị các khối u là sử dụng tia X và sử dụng proton.
Ý tưởng đằng sau đó là để các tế bào ung thư biến mất nhanh đến nỗi các cơ quan và các mô khác không có thời gian di chuyển trong quá trình phơi nhiễm. Điều này làm giảm nguy cơ bức xạ tấn công và làm tổn thương các mô lành mạnh xung quanh các khối u, giúp cho liệu pháp bức xạ chính xác hơn.
Phương pháp mới có thể giúp các phiên trị xạ rút ngắn thời gian từ vài phút xuống còn vài giây.
“Sử dụng một tia sáng trong vòng chưa đến vài giây trong một buổi trị liệu sẽ là cách tối ưu để quản lý các chuyển động liên tục của các cơ quan và các mô. Đây là một tiến bộ lớn so với các phương pháp mà chúng ta đang áp dụng”, Billy Loo, phó giáo sư về ung thư bức xạ tại Trường Y khoa Stanford cho biết.
Ông Sami Tantawi, giáo sư vật lý làm việc tại SLAC cho biết, để cung cấp một bức xạ cường độ cao đủ hiệu quả, cấu trúc tăng tốc mới mà ông và các cộng sự nghiên cứu trong 2 dự án cần phải mạnh hơn hàng trăm lần công nghệ hiện nay. “Các khoản kinh phí tài trợ sẽ giúp chúng tôi xây dựng các cấu trúc này”, ông này nói thêm.
Dư án trên được gọi là PHASER. Trọng tâm của nó là phát triển một hệ thống phân phối đèn flash cho tia X.
Trong các thiết bị y tế sử dụng hiện nay, các electron sẽ bay qua một cấu trúc tăng tốc có cấu tạo giống như một đoạn ống dài 1 m, thu năng lượng từ một trường tần số vô tuyến đi qua ống trong cùng một thời điểm và theo cùng một hướng. Năng lượng của các electron sau đó được chuyển thành tia X.
Trong vài năm trở lại đây, nhóm nghiên cứu PHASER đã phát triển và thử nghiệm các cấu trúc tăng tốc mới để đưa các trường tần số vô tuyến vào trong ống.
“Tiếp theo, chúng tôi sẽ xây dựng cấu trúc tăng tốc và kiểm tra các rủi ro của công nghệ. Trong vòng 3 tới 5 năm tới, nghiên cứu này có thể cho ra một thiết bị thực tế đầu tiên có thể sử dụng trong các thử nghiệm lâm sàng”, ông Tantawi nói.
Với phương pháp điều trị mới, các phiên trị xạ sẽ kéo dài từ hai đến ba phiên trước khi bệnh nhân được chuyển sang chế độ phục hồi.

Dấu hiệu cảnh báo bạn bị ung thư dạ dày
Nôn hoặc tiểu ra máu, đầy bụng sau khi ăn, khó nuốt... có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày, theo Learnaboutcancer.

Ngày 5/7: Cừu Dolly, con thú được nhân bản vô tính đầu tiên trên thế giới ra đời
Hôm nay 5/7 là kỉ niệm 20 năm ngày sinh của cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được nhân bản vô tính trên thế giới (5/7/1996 - 5/7/2016). Dolly được tạo ra bởi Ian Wilmut và các cộng sự tại viện Roslin (Edinburgh, Scotland), lấy giống từ cừu Dorset của Phần Lan.

Video trực quan về lá phổi đen kịt của người hút thuốc lá
Kênh truyền hình CCTV của Trung Quốc vừa phát đi một đoạn video ghi lại hình ảnh lá phổi bị tàn phá khủng khiếp do tác dụng của thuốc lá.

Cậu bé 13 tuổi phát minh ra công cụ trí tuệ nhân tạo giúp điều trị ung thư tụy
Cậu bé đã sáng tạo ra thuật toán mà trong đó một mô hình hóa bằng máy được sử dụng để giúp các bác sĩ tập trung vào tuyến tụy trong suốt quá trình điều trị ung thư, theo Time.

Những hiểu nhầm về ung thư: Từ "hóa chất" trong thực phẩm đến wifi
Có những điều chỉ là cường điệu về nguy cơ dẫn tới ung thư trong cuộc sống – nhưng lại ngày càng trở nên phổ biến. Đâu là sự thật và sự hư cấu?

Cậu bé 8 tuổi khỏi ung thư não nhờ giải mã gene
Cameron Scott hoàn toàn khỏe mạnh sau một năm điều trị u não bằng cách giải mã trình tự gene ung thư.
