Các nhà khoa học tìm ra protein có thể ngăn ngừa ung thư di căn
Bệnh ung thư giống như những con chuột trong trò chơi đập chuột, đập chỗ này nó hiện ra ở chỗ khác, đó cũng là lý do vì sao chúng ta khó đánh bại được căn bệnh này. Ngay cả khi khối u nguyên phát đã được loại bỏ, bệnh có thể đã lan xa, xuất hiện ở những bộ phận khác của cơ thể.
Hiện tại, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu Scripps đã xác định được một protein thúc đẩy quá trình di căn này và thấy rằng, việc giảm mức protein đó có thể giúp khóa lại các khối u ung thư.
TGF-β là một protein báo hiệu, thường kiểm soát sự phát triển của tế bào khỏe mạnh, nhưng tế bào ung thư có thể phá vỡ quy luật nhờ một đột biến cho phép chúng lan truyền và thoát khỏi sự phát hiện của hệ miễn dịch cơ thể. Điều đó làm cho TGF-β trở thành mục tiêu tiềm năng để giúp chống lại ung thư, gần đây các nhà khoa học đã chế tạo các tế bào T mới để ngăn chặn protein này và theo dõi các tế bào ung thư tiềm ẩn.
Protein tiềm tàng TGF-β Binding Protein 3 (LTBP3).
Vấn đề là TGF-β cũng có một số chức năng tích cực trong cơ thể, do đó, hoàn toàn ức chế các protein này không phải là một lựa chọn. Thay vào đó, các nhà nghiên cứu Scripps đã tập trung nỗ lực tìm ra một protein có liên quan gọi là protein tiềm tàng TGF-β Binding Protein 3 (LTBP3).
Protein này được biết là có khả năng điều chỉnh TGF-β, vì vậy nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm xem nó có thể đóng vai trò gì trong sự di căn của ung thư.
Các nhà khoa học của Scripps đã sử dụng phôi gà và các mô hình bệnh ung thư trên động vật gặm nhấm, tạo ra các tế bào khối u ung thư của con người như ung thư tuyến tiền liệt, ung thư biểu mô đầu và cổ và u ác tính của tế bào sợi (fibrosarcoma). Trong mỗi thử nghiệm, các nhà nghiên cứu đã ngăn chặn sự biểu hiện cũng như sự tiết ra của LTBP3, và phát hiện ra rằng các khối u nguyên phát không thể di căn.
Elena Deryugina, tác giả đầu tiên của nghiên cứu nói: "Cụ thể, LTBP3, dường như giúp các khối u phát triển các mạch máu mới trong một quá trình gọi là sự hình thành mạch, điều này rất quan trọng đối với sự xâm nhập của tế bào khối u. Đó là khi tế bào ung thư xâm nhập vào các mạch máu với kích thước và độ thẩm thấu xác định".
Kết quả cho thấy LTBP3 giúp khối u nhanh chóng phát triển các mạch máu mới và bắt đầu di căn ở giai đoạn sớm. Xác định protein này mang đến cho các nhà nghiên cứu một mục tiêu mới để ngăn chặn ung thư lây lan rất sớm, cải thiện tỉ lệ sống sót cho những người mắc một số loại u ung thư. Việc chặn trực tiếp LTBP3 sẽ làm giảm thiểu tác động của việc điều trị đối với các chức năng tích cực của TGF-β trong cơ thể.
Trong tương lai, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục nghiên cứu mối quan hệ giữa LTBP3 và TGF-β.
Nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Oncogene.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Công dụng chữa bệnh thần kỳ của rau cần
Là cây rau quen thuộc trong các bữa ăn hằng ngày, rau cần nước còn là vị thuốc chữa được nhiều loại bệnh mà ít ai biết.

Say nắng, say nóng: Nguyên nhân và cách xử trí
Say nắng, say nóng là hiện tượng thường gặp trong mùa hè, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng cao điểm...

Những dấu hiệu đầu tiên của bệnh ung thư cổ tử cung
Nếu bị ung thư cổ tử cung, chị em có thể có những dấu hiệu khác thường như đau vùng chậu, chảy máu âm đạo bất thường...

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi bị thủy đậu
Việc ăn uống đúng cách sẽ giúp người bệnh mau hồi phục sức khỏe, tránh biến chứng khi bị thủy đậu.
