Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra chuột có sừng

Thí nghiệm tạo ra chuột mọc sừng có thể mở đường cho phương pháp mới nhằm chăm sóc vết thương ở xương và thậm chí tái tạo chi.

Các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra chuột có sừng
Quá trình chuột mọc sừng trong nghiên cứu tương tự công bố vào năm 2020. (Ảnh: C. Li / J Regen Biol Med)

Sừng hươu nằm trong số những bộ phận phụ mọc nhanh nhất trong vương quốc động vật. Phát triển với tốc độ lên tới 2cm mỗi ngày trong chu kỳ mọc vào mùa xuân, sừng hươu có thể phát triển đầy đủ chỉ trong vòng vài tháng ngắn ngủi. Các nhà khoa học ở Đại học Bách khoa Tây Bắc tại Tây An, Trung Quốc, tìm cách tận dụng tốc độ mọc nhanh chóng của mô sừng bằng cách cấy ghép tế bào gốc từ sừng hươu Sika vào đỉnh đầu chuột nuôi. Thí nghiệm của họ cho ra đời những con chuột với phần sừng nhỏ trên đầu. Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Nature, kết quả có thể giúp điều trị vết thương ở xương và mọc lại chi bị mất trong tương lai, Popsci hôm 11/3 đưa tin.

Nhóm nghiên cứu bắt đầu tìm hiểu cấu tạo tế bào và biểu hiện gene của mô sừng trong các giai đoạn phát triển khác nhau. Sau khi tách tế bào gốc với khả năng tái tạo lớn nhất, họ bắt đầu thêm những tế bào đó vào đầu của chuột thí nghiệm. Họ nhận thấy tế bào hiệu quả nhất để cấy ghép là tế bào lấy từ sừng đã rụng không quá 5 ngày. Tế bào được thu thập từ cuống sừng (nơi gốc sừng nối với xương sọ), nuôi trong đĩa cạn, sau đó cấy vào giữa hai tai của chuột trụi lông. Trong vòng 45 ngày sau khi cấy ghép, chuột bắt đầu phát triển cấu trúc giống sừng.

Đây không phải lần đầu tiên các nhà khoa học Trung Quốc tạo ra sừng hươu trên chuột. Trong một nghiên cứu tương tự công bố trên tạp chí Regenerative Biology and Medicine vào tháng 8/2020, nhóm nghiên cứu phẫu thuật lấy mô sừng từ hươu sống, sau đó sử dụng chất đông lạnh để xử lý vật liệu trước khi cấy vào chuột trụi lông. Nghiên cứu đó cũng tạo ra những con chuột có mấu sừng trên đầu.

Với những loại tế bào gốc mới nhận dạng, nhóm nghiên cứu hy vọng có thể mở rộng khả năng ứng dụng trong y học hiện đại như xử lý vết thương ở xương hoặc tái tạo chi.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Ếch tự nhiên nguy cơ tuyệt chủng vì dân châu Âu mê thịt ếch

Ếch tự nhiên nguy cơ tuyệt chủng vì dân châu Âu mê thịt ếch

Nhu cầu thịt ếch đang tăng cao ở châu Âu đã đe dọa đến số lượng và sự đa dạng của loài này tại lục địa già, cũng như nhiều nơi khác trên thế giới.

Đăng ngày: 12/03/2023
Bí ẩn bầy chó hoang vẫn sống, sinh con đẻ cái ở Chernobyl

Bí ẩn bầy chó hoang vẫn sống, sinh con đẻ cái ở Chernobyl

Hơn 36 năm sau vụ thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất thế giới, những chú chó hoang vẫn lang thang giữa những tòa nhà đổ nát và xung quanh Nhà máy Chernobyl.

Đăng ngày: 12/03/2023
Cá vàng khổng lồ tự nhân bản xâm chiếm Canada

Cá vàng khổng lồ tự nhân bản xâm chiếm Canada

Cá vàng đang xâm lấn nhiều sông hồ ở nhiều địa phương tại Canada, đe dọa quần thể cá bản xứ.

Đăng ngày: 09/03/2023
Trung Quốc chỉnh sửa gene để loại bỏ xương dăm trong cá diếc

Trung Quốc chỉnh sửa gene để loại bỏ xương dăm trong cá diếc

Các nhà khoa học Trung Quốc đã thực hiện chỉnh sửa gene nhằm giải quyết vấn nạn xương dăm nhưng vẫn giữ lại được hương vị, góp phần tăng khả năng thương mại của cá diếc.

Đăng ngày: 08/03/2023
Sự thật đằng sau loài vượn bí ẩn có thể săn và ăn thịt sư tử tại châu Phi

Sự thật đằng sau loài vượn bí ẩn có thể săn và ăn thịt sư tử tại châu Phi

Có những lời đồn đại cho rằng tại châu Phi có một loài vượn bí ẩn còn được gọi là vượn Bili, chúng có kích thước khổng lồ, cực kỳ hung dữ, có thể săn và ăn thịt sư tử.

Đăng ngày: 07/03/2023
Choáng váng trước cảnh tượng tôm hùm đất ăn thịt ếch trong hang động

Choáng váng trước cảnh tượng tôm hùm đất ăn thịt ếch trong hang động

Vườn quốc gia hang Mammoth ở Kentucky hôm 3/3 chia sẻ ảnh chụp một con tôm hùm đất đang ngấu nghiến ếch trong hang.

Đăng ngày: 07/03/2023
Một số loài động vật gây hại lại có lợi ích lớn cho cuộc sống ngày nay

Một số loài động vật gây hại lại có lợi ích lớn cho cuộc sống ngày nay

Cáo đỏ, chồn thông được các tổ chức từ nhiều quốc gia Liên minh châu Âu phân loại vào danh mục động vật có hại cho con người và hệ sinh thái, song ngày nay chúng lại đang bảo vệ nền nông nghiệp.

Đăng ngày: 07/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News