Các nhà khoa học vừa tạo ra robot cá chạy bằng "máu"

Hệ thống truyền năng lượng của robot này sẽ mô phỏng máu trong cơ thể của chúng ta.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cornell đã chế tạo một con cá robot hoạt động nhờ hệ thống tuần hoàn chạy bằng "máu". Tất nhiên, con robot này không chứa máu thực sự, mà thay vào đó, một pin ở dạng lỏng di chuyển qua hệ thống tuần hoàn của nó, tương tự như máu của động vật.

Các nhà khoa học vừa tạo ra robot cá chạy bằng máu
Cá robot hoạt động nhờ hệ thống tuần hoàn chạy bằng "máu".

Đối với các robot tiên tiến hiện nay, chúng vẫn thiếu "các hệ thống kết nối đa chức năng được tìm thấy trên sinh vật sống", các nhà nghiên cứu viết trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, do đó không thể tái tạo hiệu quả và tính tự chủ của động vật.

Vì vậy, nhóm nghiên cứu đã xem xét tất cả các cách robot có thể lưu trữ năng lượng và xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả và khả năng tự vận đông: kích thước, trọng lượng và thiết kế.

Các nhà khoa học vừa tạo ra robot cá chạy bằng máu
Các nhà khoa học đã sử dụng pin dạng lỏng thay cho chất lỏng thủy lực để di chuyển robot.

Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Robert Shepherd, phó giáo sư và nhà nghiên cứu robot tại Trường Kỹ thuật Cơ khí và Hàng không Vũ trụ Cornell, đã sử dụng pin dạng lỏng thay cho chất lỏng thủy lực để di chuyển robot.

Pin dạng lỏng này sẽ cung cấp năng lượng cho một máy bơm làm cho vây di chuyển, cho phép robot cá bơi được. Các nhà khoa học thiết kế con robot với một cơ thể mềm mại và chỉ dài 45cm.

Robot này cũng có bộ truyền thủy lực và phương pháp lưu trữ năng lượng thay thế, cho phép nó bơi tới 36 giờ liên tục mà không cần phải sạc lại. Chất lỏng bên trong robot chiếm ít không gian (và nhẹ hơn) so với pin truyền thống, cho phép nhiều năng lượng được sử dụng tốt hơn khi chuyển động.

Các nhà khoa học vừa tạo ra robot cá chạy bằng máu
Robot này cũng có bộ truyền thủy lực và phương pháp lưu trữ năng lượng thay thế.

"Máu trong cơ thể chúng ta thực hiện nhiều chức năng, cung cấp năng lượng và loại bỏ chất thải, đồng thời được bơm bởi trái tim và cung cấp năng lượng cho trái tim của chúng ta", Shepherd nói. Điều này chính là ý tưởng của nhóm nghiên cứu để đưa cách hoạt động của máu vào robot.

Shepherd và nhóm của ông đã sử dụng hệ thống thuỷ lực năng lượng dạng lỏng để tạo áp lực cho bộ truyền động và cung cấp năng lượng cho máy bơm di chuyển chất lỏng. "Chúng tôi làm được điều đó bằng cách sử dụng cell pin lỏng", ông nói, "tuy còn rất thô sơ nhưng chúng tôi đã tạo ra hệ thống tương tự hệ thống tuần hoàn của động vật".

Các nhà khoa học vừa tạo ra robot cá chạy bằng máu
Robot có nguồn năng lượng này cho phép sử dụng lâu dài hơn giữa các lần sạc.

Một con cá robot có thể hoạt động nhờ “máu" nghe rất tuyệt, nhưng tất nhiên, một robot như vậy phải hữu ích khi sử dụng thực tế.

Các nhà nghiên cứu cho biết, robot có nguồn năng lượng này cho phép sử dụng lâu dài hơn giữa các lần sạc, có thể dẫn đến những tiến bộ nhanh hơn trong các khám phá khoa học, từ thám hiểm biển sâu và không gian đến nghiên cứu về sự nóng lên toàn cầu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loa thông minh nhận biết suy tim để gọi cấp cứu

Loa thông minh nhận biết suy tim để gọi cấp cứu

Các nhà khoa học ở Đại học Washington đã trang bị thêm một công cụ mới như trợ lý ảo Amazon Alexa cho những chiếc loa thông minh giúp thu bắt được âm thanh biểu thị bệnh suy tim qua hơi thở và gọi xe cứu thương.

Đăng ngày: 26/06/2019
MIT vừa tạo ra một mạng thần kinh chuyên phân tích... bánh pizza

MIT vừa tạo ra một mạng thần kinh chuyên phân tích... bánh pizza

Mô hình AI này có khả năng đọc hướng dẫn làm bánh và tạo ra sản phẩm hoàn thiện.

Đăng ngày: 25/06/2019
Bộ giáp Iron Man đời thực: Bay bằng 5 động cơ phản lực, chống được cả bom đạn

Bộ giáp Iron Man đời thực: Bay bằng 5 động cơ phản lực, chống được cả bom đạn

“Tôi khẳng định nếu Tony Stark không phải nhân vật hư cấu và đang tự thiết kế một bộ giáp Iron Man, đây sẽ chính là cách anh ấy làm”, Adam Savage tự tin khẳng định.

Đăng ngày: 24/06/2019

"Vịt" robot giúp nông dân Nhật diệt cỏ không cần hóa chất

Robot Aigamo mô phỏng hoạt động tự nhiên của loài vịt, từ đó giúp nông dân tiêu diệt cỏ dại, bảo vệ mùa màng mà không cần dùng tới hóa chất.

Đăng ngày: 24/06/2019
Những công nghệ chống hạn hán trong nông nghiệp đáng chú ý

Những công nghệ chống hạn hán trong nông nghiệp đáng chú ý

Tưới nhỏ giọt, khử mặn nguồn nước, hay lấy nước từ không khí là những công nghệ chống hạn hán đang được áp dụng trên thế giới.

Đăng ngày: 24/06/2019
Vòng tay thông minh hỗ trợ từ bỏ thói quen xấu

Vòng tay thông minh hỗ trợ từ bỏ thói quen xấu

Một vòng đeo tay thông minh đã được ra đời, với tính năng khiến người đeo bị giật điện, nếu phát hiện họ mắc phải một trong các thói quen xấu.

Đăng ngày: 24/06/2019
Máy bay hình chữ V đỡ tốn nhiên liệu hơn hẳn, nhưng sợ không ai dám đi thử vì lý do này

Máy bay hình chữ V đỡ tốn nhiên liệu hơn hẳn, nhưng sợ không ai dám đi thử vì lý do này

Khi Flying-V đi vào thử nghiệm trong tháng Mười tới, ta sẽ khẳng định được những lo ngại đang tồn tại suốt tuần qua.

Đăng ngày: 20/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News