Các nhà khoa học vừa tìm ra bí mật của virus cúm

Các nhà khoa học vừa phát hiện những kháng thể hiếm có thể tiếp cận "vùng tối" của virus cúm, tạo cơ sở cho những cải tiến phương pháp điều trị.

Virus cúm có một loại protein hình nấm mang tên neuraminidase (NA), chứa một phần được coi là “vùng tối”, do phần lớn cấu trúc bên dưới mũ nấm của virus chưa được khoa học khám phá, theo LiveScience ngày 6/3.

Các nhà khoa học vừa tìm ra bí mật của virus cúm
Phát hiện mới giúp mở thêm những khả năng điều trị các loại virus cúm. (Ảnh: LiveScience).

Protein NA được cho là giúp virus cúm di chuyển đến thụ thể ưa thích ở bên ngoài tế bào chủ. Sau đó, khi virus đã lây nhiễm và nhân lên bên trong tế bào, NA sẽ giúp những virus mới thoát ra khỏi tế bào.

Khi NA đột biến, cấu trúc bên trong nó thay đổi sẽ khiến virus khó bị tiêu diệt hơn, hoặc kháng lại thuốc chống virus.

Trong nghiên cứu được đăng trên tạp chí Immunity ngày 1/3, các nhà khoa học đã phân tích máu của 2 người nhiễm cúm A H3N2 và phát hiện 6 kháng thể đã bám vào vùng tối của NA. Qua phân tích, các nhà khoa học phát hiện những kháng thể này bám vào một số loại virus H3N2 khác nhau và làm chậm quá trình nhân lên.

Khi thử nghiệm trên chuột, các kháng thể này cũng giúp chuột sống sót trước virus H3N2, tạo cơ sở rằng kháng thể có thể phòng ngừa và điều trị cúm ở người. Các kháng thể này có khả năng bảo vệ mạnh khi thử nghiệm trên chuột, trước và sau khi nhiễm virus H3N2.

Các nhà nghiên cứu cũng thử nghiệm với một số chủng cúm có khả năng kháng thuốc và thu được kết quả tương tự. Một số thuốc kháng virus cúm hiện nay như Tamiflu sẽ ức chế NA, qua đó ngăn virus thoát ra khỏi tế bào đã lây nhiễm.

Kết quả nghiên cứu có thể là cơ sở để sản xuất thuốc kháng virus và vaccine phòng được nhiều loại virus cúm hơn. Những vaccine cúm hiện nay được thiết kế chống lại hemagglutinin (HA) có trên bề mặt virus cúm. Protein HA đột biến rất nhanh, do đó các vaccine cúm phải được cập nhật liên tục để đối phó với những chủng protein HA lưu hành.

“Phát hiện của chúng tôi giúp đưa ra hướng phát triển các biện pháp đối phó hiệu quả chống lại virus cúm vốn luôn thay đổi, bằng cách xác định các vị trí dễ bị tổn thương được ẩn dưới protein NA”, tác giả của nghiên cứu cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn gốc của nỗi sợ hãi và chứng cuồng loạn

Nguồn gốc của nỗi sợ hãi và chứng cuồng loạn

Nếu ám ảnh sợ hãi là sự thôi thúc phải né tránh gì đó, thì cuồng loạn lại là sự thôi thúc chúng ta phải làm gì đó.

Đăng ngày: 08/03/2024
Những lời khuyên sau bữa ăn giúp giảm chứng ợ nóng

Những lời khuyên sau bữa ăn giúp giảm chứng ợ nóng

Ợ nóng thường trầm trọng hơn sau bữa ăn. Để làm giảm triệu chứng này, bạn nên lưu ý tới thực phẩm, cách nghỉ ngơi và một số yếu tố khác.

Đăng ngày: 08/03/2024
Nhật Bản giới hạn

Nhật Bản giới hạn "hóa chất vĩnh cửu" PFAS trong thực phẩm

Con người nhiễm PFAS khi vô tình hít phải bụi bẩn, tiêu thụ hoặc tiếp xúc với thực phẩm đóng gói bằng vật liệu chứa PFAS.

Đăng ngày: 08/03/2024
Lần đầu tiên dùng máy in 3D in da sinh học

Lần đầu tiên dùng máy in 3D in da sinh học

Lần đầu tiên trên thế giới, các nhà khoa học in da sinh học 3D trong quá trình phẫu thuật sống ở chuột, mở đường cho các phương pháp điều trị trong da liễu và phẫu thuật tái tạo ở người.

Đăng ngày: 08/03/2024
Top 10 đồ uống giảm nhanh mùi hơi thở

Top 10 đồ uống giảm nhanh mùi hơi thở

Thức uống từ gừng, rau xanh, quế, bạc hà hay nước ép cam, dứa nguyên chất có thể tạm thời giảm mùi hôi miệng, giúp hơi thở thơm mát.

Đăng ngày: 07/03/2024
Nghiên cứu tạo

Nghiên cứu tạo "lá phổi mini" từ tế bào nước ối

Một nhóm các nhà khoa học Bỉ - Anh đã thành công trong việc tạo ra các cơ quan thu nhỏ trong cơ thể bằng cách sử dụng nước ối.

Đăng ngày: 07/03/2024
Uống nước trước khi đánh răng có khiến vi khuẩn vào dạ dày?

Uống nước trước khi đánh răng có khiến vi khuẩn vào dạ dày?

Thời điểm uống nước vào buổi sáng khiến nhiều người băn khoăn về các nguy cơ sức khỏe tiềm tàng.

Đăng ngày: 07/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News