Các nhà khoa học xác nhận băng tồn tại trên Mặt Trăng

Thiết bị quang phổ hình ảnh của NASA lần đầu tiên phát hiện băng bên trong các miệng núi lửa ở hai cực của Mặt Trăng.

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế, dẫn đầu bởi tiến sĩ Shuai Li từ trường Đại học Hawaii, Mỹ và Richard Elphic từ Trung tâm nghiên cứu Ames của NASA hôm qua công bố phát hiện bằng chứng chắc chắn về sự tồn tại của băng trên bề mặt Mặt Trăng, dựa trên những dữ liệu thu thập từ thiết bị nghiên cứu Moon Mineralogy Mapper (M3) của NASA, Phys đưa tin.

Các nhà khoa học xác nhận băng tồn tại trên Mặt Trăng
Phần lớn băng được tìm thấy ở hai cực của Mặt Trăng. (Ảnh: NASA).

Băng được phát hiện nằm chủ yếu bên trong các miệng núi lửa ở cả hai cực của Mặt Trăng, nơi có nhiệt độ cực lạnh (không bao giờ vượt quá -157°C). Bên cạnh đó, do độ nghiêng trục tự quay của Mặt Trăng rất nhỏ nên các vùng này không bao giờ nhận được ánh sáng trực tiếp từ Mặt Trời.

Dấu hiệu về sự tồn tại của băng trên Mặt Trăng đã được các nhà khoa học dự đoán từ nhiều năm trước, dựa trên những nghiên cứu gián tiếp như sự phản chiếu ánh sáng bất thường của đất Mặt Trăng. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên các nhà khoa học tìm thấy bằng chứng trực tiếp về sự hiện diện của băng trên bề mặt.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng máy quang phổ hình ảnh M3 trên tàu vũ trụ Chandrayaan-1, được NASA phóng lên vào năm 2008. Thiết bị không chỉ thu thập được những dữ liệu liên quan đến đặc tính phản chiếu của băng mà còn đo được lượng ánh sáng hồng ngoại mà các phân tử băng hấp thụ. Nhờ đó, nó có thể phân biệt nước lỏng, nước đá và hơi nước.

Các nhà khoa học hiện vẫn chưa xác định được chính xác lượng băng tồn tại ở hai cực của Mặt Trăng, vì máy quang phổ hình ảnh M3 chỉ có thể phát hiện được băng trên vài mililet bề mặt, tiến sĩ Li cho biết. Nếu lượng băng này đủ lớn, chúng có thể được khai thác như nguồn cung cấp nước cho các chuyến thám hiểm Mặt Trăng trong tương lai.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nước hóa ra có đầy ngoài thiên hà của chúng ta, và sự sống cũng vậy

Nước hóa ra có đầy ngoài thiên hà của chúng ta, và sự sống cũng vậy

Cho đến thời điểm hiện tại, Trái đất vẫn đang là hành tinh duy nhất được xác nhận là có sự sống. Mọi thứ sự sống ở hành tinh khác vẫn chỉ đang ở mức giả thuyết.

Đăng ngày: 22/08/2018
Kết cục diệt vong nếu Mặt trời nhỏ hơn Trái đất

Kết cục diệt vong nếu Mặt trời nhỏ hơn Trái đất

Nếu nhỏ lại so với Trái, Mặt Trời sẽ cháy rụi, Trái Đất cũng như các hành tinh trong hệ sẽ trôi nổi, kéo theo sự sống bị xóa sổ.

Đăng ngày: 22/08/2018
Tiết lộ mới thú vị về sứ mệnh khám phá sao Thủy

Tiết lộ mới thú vị về sứ mệnh khám phá sao Thủy

Tàu vũ trụ BepiColombo giữa châu Âu và Nhật Bản được lên kế hoạch phóng vào không gian để khám phá sao Thủy đầy bí ẩn vào tháng 10 tới, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cho biết.

Đăng ngày: 21/08/2018
15.000 thiên hà trong ảnh chụp của kính viễn vọng Hubble

15.000 thiên hà trong ảnh chụp của kính viễn vọng Hubble

Kính viễn vọng thiên văn Hubble đưa ra hình ảnh chi tiết về vũ trụ với nhiều thiên hà cách Trái Đất đến 11 tỷ năm ánh sáng.

Đăng ngày: 20/08/2018
Lực kéo nào khiến tàu vũ trụ Parker có tốc độ nhanh nhất?

Lực kéo nào khiến tàu vũ trụ Parker có tốc độ nhanh nhất?

Trái Đất quay quanh Mặt Trời ở khoảng cách trung bình khoảng 150 triệu km. Khi đến gần Mặt Trời, quĩ đạo hẹp của tàu Parker sẽ giữ tàu ở khoảng cách 6,4 triệu km.

Đăng ngày: 20/08/2018
Trong môi trường không trọng lực, các phi hành gia có dễ bị bệnh không?

Trong môi trường không trọng lực, các phi hành gia có dễ bị bệnh không?

Trở thành một phi hành gia vốn không phải là một điều dễ dàng khi các ứng viên phải trải qua một quá trình tập luyện, sát hạch trong nhiều tháng liền ở mặt đất.

Đăng ngày: 20/08/2018
Chết đuối ngoài vũ trụ: Khoảnh khắc

Chết đuối ngoài vũ trụ: Khoảnh khắc "tử thần" ngủ quên, ám ảnh phi hành gia trẻ suốt đời!

Sự cố trên Trạm Vũ trụ Quốc tế năm đó trở thành một trong những khoảnh khắc kinh hoàng nhất trong lịch sử của ISS.

Đăng ngày: 19/08/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News