Các nhà nghiên cứu làm bơ giả ăn được thay thế quả thật

Nhà nghiên cứu Anh làm quả bơ giả từ các loại đậu và hạt, giúp tận dụng nguyên liệu địa phương và thân thiện hơn với môi trường.

Mệnh danh là "vàng xanh", quả bơ rất được ưa chuộng trong những năm gần đây. Theo ước tính của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 2020, thế giới tiêu thụ khoảng 5 tỷ kg bơ hàng năm. Tuy nhiên, điều này lại khiến môi trường phải trả giá đắt: khoảng 2.000 lít nước được sử dụng chỉ để trồng một kg bơ, đồng thời rừng cũng bị chặt phá để lấy đất cho bơ, CNN hôm 12/8 đưa tin.


Ecovado trông rất giống một quả bơ thật. (Ảnh: Arina Shokouhi)

Nhà nghiên cứu người Anh Arina Shokouhi phát triển "quả bơ giả" thay thế bơ thật và thân thiện hơn với môi trường gọi là Ecovado. Cô hy vọng nó sẽ truyền cảm hứng cho mọi người suy nghĩ kỹ trước khi cắt bơ để dùng cho bánh mì nướng hoặc làm sốt bơ.

Khi nhìn qua, rất khó để phân biệt Ecovado với quả thật. Vỏ Ecovado làm bằng sáp ong và màu thực phẩm tự nhiên chứa bột than và rau chân vịt. Thịt quả làm từ 4 thành phần đơn giản: đậu răng ngựa làm chất nền, táo tạo độ tươi, dầu hạt cải ép lạnh để tạo độ kem và thêm một chút hạt phỉ. Một hạt dẻ hoặc hạt phỉ nguyên vẹn được dùng làm hạt bơ.

Shokouhi hợp tác với Jack Wallman, nhà khoa học thực phẩm tại Đại học Nottingham, để phát triển Ecovado. Wallman đã nghiên cứu các đặc tính phân tử của bơ để tìm hiểu xem điều gì mang lại cho loại quả này kết cấu kem mịn.

Đậu răng ngựa khác với bơ về cấu tạo phân tử và rất khó để che đi "mùi đắng" của chúng. Tuy nhiên, sau một thời gian nghiên cứu, nhóm chuyên gia cũng tìm ra cách để cân bằng các thành phần và tạo ra một loại bơ thay thế chất lượng tốt. Shokouhi cho biết, nhóm nghiên cứu phải mất 8 tháng để hoàn thiện công thức.

Shokouhi hy vọng Ecovado sẽ mang lại những lợi ích về sức khỏe và môi trường vì là thực phẩm có nguồn gốc địa phương. Đậu răng ngựa tương đối dễ trồng tại Anh, với khoảng 740.000 tấn được thu hoạch ở nước này mỗi năm.

Sản phẩm của Shokouhi nhận được sự quan tâm từ một số nhà đầu tư tiềm năng. Cô vẫn đang hoàn thiện Ecovado và hy vọng nó sẽ được bán trong các siêu thị với giá tương đương bơ thật. Shokouhi cũng đã thử nghiệm với đậu edamame Nhật Bản. Cô cho rằng có thể sản xuất Ecovado ở nhiều quốc gia khác bằng cách sử dụng những nguyên liệu địa phương khác nhau trong tương lai.

"Hương vị có thể không giống 100% bơ thật, nhưng điều đó không quá quan trọng, miễn là bạn vẫn có thể ăn nó cùng bánh mì, nó trông giống bơ, ngon lành và tốt cho sức khỏe", cô chia sẻ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Khám phá loài hoa 300 năm ở Bắc Cực

Cây hoa la bàn có tên khoa học là Silene acaulis. Đây là loài thực vật đặc biệt có thể sống tới 300 năm tại vùng Bắc cực lạnh giá và nở hoa rực rỡ trong điều kiện khắc nghiệt.

Đăng ngày: 05/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Top 8 loài hoa đắt đỏ nhất hành tinh, có tiền cũng chưa chắc mua được

Thậm chí có loài hoa hiếm tới mức chưa ai có thể định giá được nó.

Đăng ngày: 04/04/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News