Các nhà nghiên cứu nỗ lực tìm cách đóng băng Bắc Cực

Chúng ta đã thấy nhiều ý tưởng độc đáo về các cách đảo ngược biến đổi khí hậu. Mới đây, các nhà nghiên cứu còn đưa ra ý tưởng đóng băng Bắc Cực.

Một số sáng kiến để bảo vệ khí hậu bao gồm cả việc đề xuất thả bóng bay vào không gian để chống bức xạ mặt trời hay thậm chí là làm một chiếc dù che khổng lồ chắn các tia mặt trời cực mạnh chiếu vào Trái đất. Ý tưởng đóng băng Bắc Cực là một sáng kiến mới lạ vừa được công bố.

Các nhà nghiên cứu nỗ lực tìm cách đóng băng Bắc Cực
Tìm cách đóng băng lại Bắc Cực là một giải pháp giúp giảm tác hại của biến đổi khí hậu (Ảnh: Getty).

Để giữ cho môi trường Bắc Cực ổn định và tránh tác động đang ngày càng gia tăng của biến đổi khí hậu, việc quan trọng hàng đầu là phản xạ được ánh sáng mặt trời chiếu xuống vùng này, để giữ cho băng tuyết ở đây không bị ấm lên và duy trì được trạng thái đóng băng vĩnh cửu.

Một công ty khởi nghiệp ở Hà Lan đang cố gắng tạo ra một tấm chắn nhiệt làm bằng băng nhân tạo. Lớp băng này sẽ giữ cho băng tự nhiên ở Bắc Cực không bị tan chảy và còn trở nên dày hơn vào mùa đông. Để thực hiện việc này, công ty khởi nghiệp Artic Reflections đang bơm nước biển lên trên các địa điểm chiến lược được lựa chọn.

Các nhà nghiên cứu tham gia vào dự án này hy vọng rằng nước biển sẽ đóng băng bên trên lớp băng cũ của Bắc Cực và đóng vai trò như tấm chắn nhiệt. Đây là phương pháp bắt nguồn từ cách mà chúng ta đã làm để tạo ra các sân trượt băng ở một số nước.

Nếu được áp dụng thành công ở Bắc Cực, nó sẽ tạo ra một tấm chắn nhiệt bằng nguyên liệu tự nhiên, không cần đến các hóa chất mà vẫn giúp hạ nhiệt độ của bề mặt Bắc Cực.

Tất nhiên, ngay cả khi thành công, biện pháp này cũng không bảo vệ được băng ở Bắc Cực mãi mãi, và niềm hy vọng vào việc đóng băng trở lại hoàn toàn trên khắp Bắc Cực cũng không thể trở thành hiện thực, nhưng nó có thể giúp chúng ta có thêm thời gian cho đến khi có thể giảm phát thải carbon dioxide trên toàn cầu, loại khí nhà kính chủ yếu gây ấm lên toàn cầu hiện nay.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Khu vực tạo ra động đất và sóng thần mạnh nhất thế giới

Khu vực tạo ra động đất và sóng thần mạnh nhất thế giới

Một số trận động đất và sóng thần lớn nhất thế giới có nguồn gốc từ đới hút chìm Cascadia, trải dài 1.127 km từ bắc California tới British Columbia.

Đăng ngày: 13/06/2024
Trận động đất mạnh nhất năm đổ bộ Hàn Quốc: Nhiều khu vực rung chuyển dữ dội, học sinh sơ tán khẩn cấp

Trận động đất mạnh nhất năm đổ bộ Hàn Quốc: Nhiều khu vực rung chuyển dữ dội, học sinh sơ tán khẩn cấp

Sáng ngày 12/6, Cục Khí tượng Hàn Quốc cho biết một trận động đất đã xảy ra tại nhiều khu vực.

Đăng ngày: 13/06/2024
Sẽ có nhiều dông sét hơn trong mùa Hè năm nay ở nước ta, lý do là gì?

Sẽ có nhiều dông sét hơn trong mùa Hè năm nay ở nước ta, lý do là gì?

Trong vài ngày gần đây, những cơn mưa ở miền Bắc, miền Trung thường đi kèm nhiều sấm sét, thậm chí có khi không mưa cũng vẫn có sấm.

Đăng ngày: 12/06/2024
Tầng ozone hồi phục nhanh ngoài mong đợi

Tầng ozone hồi phục nhanh ngoài mong đợi

Ngày 12/6, các nhà khoa học tuyên bố những nỗ lực quốc tế nhằm bảo vệ tầng ozone là một :thành công toàn cầu to lớn" sau khi tiết lộ các khí gây hại trong khí quyển đang giảm nhanh hơn dự kiến.

Đăng ngày: 12/06/2024
Miền Bắc sắp xuất hiện mưa to trở lại, kéo dài 4 ngày liên tiếp

Miền Bắc sắp xuất hiện mưa to trở lại, kéo dài 4 ngày liên tiếp

Dự báo, từ cuối tuần này, miền Bắc khả năng tiếp tục đón thêm một đợt mưa vừa, mưa to trên diện rộng.

Đăng ngày: 11/06/2024
Chùm ảnh mưa ngập

Chùm ảnh mưa ngập "lịch sử" ở Hà Giang: Lũ trên sông Lô cao nhất trong gần 40 năm, 3 người tử vong

Từ đêm qua đến giờ Hà Giang liên tục có mưa lớn, lũ trên sông Lô lên báo động khẩn cấp, cao nhất trong gần 40 năm.

Đăng ngày: 10/06/2024
Khám phá những hồ nước sâu nhất thế giới

Khám phá những hồ nước sâu nhất thế giới

Hồ Baikal ở Siberia đứng đầu danh sách những hồ nước sâu nhất thế giới, chứa 1/5 nguồn dự trữ nước ngọt không đóng băng trên hành tinh.

Đăng ngày: 10/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News