Các nhà nghiên cứu phát hiện loài nấm ăn mới

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oregon của Mỹ tìm thấy một loài nấm cục chưa được mô tả trên đảo Orcas ở bang Washington.

Mẫu vật được Tiến sĩ Dan Luoma thu thập vào năm 1981 khi còn là sinh viên năm nhất của Đại học Oregon, nhưng gần đây mới được phân tích và xác nhận là loài mới với sự hỗ trợ của công nghệ khoa học hiện đại, theo công bố trên tạp chí Fungal Systematics & Evolution.

Các nhà nghiên cứu phát hiện loài nấm ăn mới
Ảnh chụp cắt lớp nấm Tuber luomae. (Ảnh: Đại học Oregon).

Nhóm nghiên cứu đã đặt tên cho loài mới là Tuber luomae để vinh danh người đầu tiên phát hiện ra chúng. "Đó là một trong những loài nấm cục đầu tiên mà tôi tìm thấy trong bộ sưu tập của mình. Việc lấy tên tôi đặt cho mẫu vật là một cách tuyệt vời để kỷ niệm ngày nghỉ hưu sau gần 40 năm học tập và làm việc tại Đại học Oregon", Luoma chia sẻ.

Nấm cục thường có màu đen, trắng hoặc nâu và được đánh giá cao trong ẩm thực. Chúng chỉ tồn tại trong những khu vực địa lý hạn chế và rất khó tìm. Đảo Orcas ở Tây Bắc Thái Bình Dương là một điểm nóng săn tìm nấm cục trên thế giới với nhiều loài có hương vị khác biệt. Tuber luomae cũng là loài nấm ăn được nhưng mùi vị không được đánh giá cao. Chúng có màu đỏ đặc trưng.

Các nhà nghiên cứu phát hiện loài nấm ăn mới
Các nhà nghiên cứu nấm Joyce Eberhart và Dan Luoma (phải) tại Đại học Oregon. (Ảnh: Phys).

Trong một cuộc thám hiểm khác tại bang Oregon, nhà sinh vật học James Trappe, hiện là đồng nghiệp của Luoma, cũng tìm thấy ba mẫu vật nấm cục có hình dạng giống với loài mà Luoma tìm thấy trên Đảo Orcas. Các phân tích ADN sau đó, được thực hiện bởi nhà nghiên cứu nấm Joyce Eberhart tại Đại học Oregon, đã xác nhận chúng thuộc cùng một loài.

"Nhiều nhà nghiên cứu, bao gồm cả chuyên nghiệp lẫn nghiệp dư, đã tìm kiếm nấm cục trong hơn 100 năm qua nhưng đến nay mới chỉ có bốn bộ sưu tập Tuber luomae được tìm thấy. Mỗi loại trong đó phân bố khá cục bộ, trải dài từ tây nam Oregon đến tây bắc Washington, cho thấy loài nấm này rất hiếm", Trappe cho biết.

Cũng giống các loài nấm cục khác, Tuber luomae không chỉ có giá trị ẩm thực mà còn đóng một vai trò quan trọng trong hệ sinh thái rừng. Chúng cung cấp dinh dưỡng cho thảm thực vật xung quanh và giúp chúng chống chịu hạn hán tốt hơn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghiên cứu mới cho thấy châu chấu có thể đánh hơi được bom

Nghiên cứu mới cho thấy châu chấu có thể đánh hơi được bom

Nghiên cứu mới cho thấy châu chấu có thể phân biệt mùi của các loại chất nổ một cách nhanh chóng.

Đăng ngày: 24/08/2020
Loài nhện “súng cao su” kỳ lạ có tốc độ nhanh gấp 100 lần báo săn

Loài nhện “súng cao su” kỳ lạ có tốc độ nhanh gấp 100 lần báo săn

Nhện "súng cao su" có thể tự phóng cơ thể mình cùng bó tơ để bắt mồi với tốc độ làm các nhà khoa học kinh ngạc.

Đăng ngày: 20/08/2020
Bão

Bão "châu chấu" tàn phá cây trồng tại huyện vùng cao Thanh Hóa

Đánh giá ban đầu của các địa phương cho thấy: mức độ gây hại của chúng đối với các cây họ tre là khá nghiêm trọng.

Đăng ngày: 20/08/2020
Hiện tượng lạ khiến cây đổi màu nửa nâu nửa xanh

Hiện tượng lạ khiến cây đổi màu nửa nâu nửa xanh

Nửa phía nam của cây cối trên đảo Long khô héo do muối biển, trong khi nửa phía bắc vẫn xanh tốt.

Đăng ngày: 19/08/2020
Phát hiện rận ăn lưỡi ký sinh trong miệng cá

Phát hiện rận ăn lưỡi ký sinh trong miệng cá

Khi các nhà khoa học chụp X quang đầu của một con cá bàng chài, họ phát hiện một loài giáp xác ký sinh đã ăn cụt và thay thế lưỡi của vật chủ.

Đăng ngày: 14/08/2020
Hạt giống gửi từ Trung Quốc chứa cỏ dại độc hại và ấu trùng bọ

Hạt giống gửi từ Trung Quốc chứa cỏ dại độc hại và ấu trùng bọ

Bộ Nông nghiệp Mỹ đang điều tra vụ việc công dân Mỹ nhận được các hạt giống bí ẩn không rõ nguồn gốc, cỏ dại độc hại và ấu trùng bọ.

Đăng ngày: 14/08/2020
Chính mùi hương đã thúc đẩy châu chấu tụ tập thành đàn lớn

Chính mùi hương đã thúc đẩy châu chấu tụ tập thành đàn lớn

Phát hiện mới về hợp chất khiến côn trùng thu hút lẫn nhau có thể mang đến giải pháp khống chế dịch châu chấu trên thế giới.

Đăng ngày: 13/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News