Các phi hành gia NASA làm gì trên ISS trong thời gian bị mắc kẹt?

Do sự cố kỹ thuật, chuyến bay thử nghiệm của hai phi hành gia Butch Wilmore và Suni Williams lên ISS từ 1 tuần sẽ kéo dài thành 8 tháng, vậy họ sẽ làm gì trong 5-6 tháng nữa trên không gian?

Cách đây gần 3 tháng, các phi hành gia Suni Williams và Butch Wilmore của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) rời Trái Đất đến Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) với sứ mệnh mang tên Thử nghiệm chuyến bay của phi hành đoàn (CFT).

Các phi hành gia NASA làm gì trên ISS trong thời gian bị mắc kẹt?
Hai phi hành gia kỳ cựu của NASA là Butch Wilmore và Suni Williams sẽ ở lại ISS đến tháng 2/2025 và trở về bằng tàu SpaceX.

Tuy nhiên, sau một sự cố kỹ thuật, họ phải ở trên trạm vũ trụ hơn 11 tuần và mới đây NASA đã thông báo rằng các phi hành gia này có thể sẽ phải ở lại đó cho đến đầu năm 2025.

Vậy họ sẽ làm gì trong 5-6 tháng nữa trên không gian?

Theo NASA, các phi hành gia Williams và Wilmore sẽ chuyển sang làm thành viên phi hành đoàn thám hiểm toàn thời gian, gia nhập nhóm phi hành gia Crew-9 của SpaceX. Nhóm này sẽ thực hiện nhiệm vụ từ ngày 24/9 tới.

Với tư cách là thành viên của Crew-9, họ sẽ đảm nhận các nhiệm vụ thông thường của phi hành đoàn như thực hiện các chuyến đi bộ ngoài không gian, bảo trì phòng thí nghiệm trên quỹ đạo và thực hiện lịch trình thí nghiệm khoa học chặt chẽ.

Theo NASA, đến nay, các phi hành gia này đã tham gia một số công việc thường ngày như bảo dưỡng trạm vũ trụ, kiểm tra phần cứng, sắp xếp hàng hóa, thực hiện kiểm tra tàu vũ trụ Starliner và hỗ trợ các thí nghiệm khoa học và trình diễn công nghệ.

Ngoài ra các phi hành gia cũng có thời gian thư giãn trong điều kiện phi trọng lực.

Không phải là chuyện hiếm khi các phi hành gia bất ngờ kéo dài thời gian ở trên trạm vũ trụ thêm nhiều ngày, nhiều tuần hoặc thậm chí nhiều tháng.

Trước đó, phi hành gia Frank Rubio của NASA đã được lên kế hoạch dành khoảng 6 tháng trên ISS cho chuyến đi đầu tiên của ông vào quỹ đạo Trái Đất thấp, bắt đầu vào tháng 9/2022, nhưng đã ở trong không gian 371 ngày sau khi phát hiện ra rò rỉ chất làm mát của tàu vũ trụ Soyuz của Nga khi kết nối với ISS.

Chuyến đi kéo dài 1 năm của phi hành gia Rubio đã lập kỷ lục của Mỹ về số ngày liên tục ở trên quỹ đạo nhiều nhất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mặt trời xuất hiện nhiều vết đen bất thường khiến các nhà thiên văn hoảng hốt, không ngờ tới

Mặt trời xuất hiện nhiều vết đen bất thường khiến các nhà thiên văn hoảng hốt, không ngờ tới

Nhìn từ xa, Mặt trời trông có vẻ bình lặng, chiếu ánh sáng rực rỡ nuôi dưỡng vạn vật trên Trái đất.

Đăng ngày: 28/08/2024
SpaceX hoãn phóng tàu vũ trụ thực hiện sứ mệnh Polaris Dawn do rò rỉ helium

SpaceX hoãn phóng tàu vũ trụ thực hiện sứ mệnh Polaris Dawn do rò rỉ helium

Công ty khám phá không gian SpaceX đang chuẩn bị cho sứ mệnh bay vào vũ trụ thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên trên một chuyến bay vũ trụ tư nhân.

Đăng ngày: 28/08/2024
Tàu đổ bộ của Nhật Bản

Tàu đổ bộ của Nhật Bản "chết" trên Mặt trăng, chính thức kết thúc sứ mệnh

Cơ quan Thám hiểm Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) hôm 26/8 thông báo, nhiệm vụ của tàu đổ bộ Mặt trăng SLIM chính thức kết thúc.

Đăng ngày: 28/08/2024
Mảnh vỡ thiên thể bị tàu NASA đâm có thể tới Trái đất

Mảnh vỡ thiên thể bị tàu NASA đâm có thể tới Trái đất

Những mảnh vỡ văng ra trong thử nghiệm va chạm giữa tàu NASA với tiểu hành tinh Dimorphos có thể tới Trái Đất, trở thành mưa sao băng nhân tạo.

Đăng ngày: 27/08/2024
Startup lên kế hoạch khai thác kim loại ngoài hành tinh

Startup lên kế hoạch khai thác kim loại ngoài hành tinh

AstroForge, startup khai thác tiểu hành tinh có trụ sở tại California vừa thông báo về kế hoạch phóng tàu vũ trụ thứ ba của mình vào năm 2025.

Đăng ngày: 27/08/2024
SpaceX chuẩn bị cho chuyến đi bộ không gian tư nhân đầu tiên

SpaceX chuẩn bị cho chuyến đi bộ không gian tư nhân đầu tiên

Với những cải tiến và trang bị mới, tàu vũ trụ của nhiệm vụ Polaris Dawn phóng hôm 27/8 tới sẽ không giống bất cứ tàu Dragon nào từng bay trước đây.

Đăng ngày: 27/08/2024
NASA phát triển bản đồ bức xạ 3D đầu tiên bao quanh sao Mộc

NASA phát triển bản đồ bức xạ 3D đầu tiên bao quanh sao Mộc

Các nhà khoa học tham gia sứ mệnh Juno của NASA đã lần đầu tiên vẽ nên một bức tranh toàn cảnh về môi trường bức xạ vô cùng khắc nghiệt bao quanh hành tinh khí khổng lồ sao Mộc.

Đăng ngày: 27/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News