Các thành phố châu Á đắt đỏ nhất thế giới

Châu Á có tới 6 đại diện trong nhóm 10 thành phố có sinh hoạt phí cao nhất thế giới, dẫn đầu là Hong Kong (Trung Quốc).

Hãng nghiên cứu Mercer Human Resource Consulting (Anh) vừa công bố báo cáo Chi phí sinh hoạt (Cost of Living) 2018 của 209 thành phố trên thế giới. Những địa điểm này được đánh giá theo kết quả khảo sát thường niên về chi phí hơn 200 loại hàng hóa, dịch vụ phổ biến, như nhà ở, giao thông, thức ăn, trang phục, đồ dùng gia đình và tiện nghi giải trí. Tất cả sau đó sẽ được so sánh với New York (Mỹ) và xếp hạng.

Các thành phố châu Á đắt đỏ nhất thế giới
Hong Kong đã soán ngôi Luanda trong danh sách của Mercer năm nay. (Ảnh: Reuters).

Năm nay, Hong Kong là thành phố dẫn đầu, thay Luanda (Angola) năm ngoái. Tính trung bình, giá một chiếc quần jeans tại đây vào khoảng 120 USD, còn một cốc cà phê là khoảng 8 USD.

Hàng loạt đại diện khác từ châu Á cũng thống trị top 10, gồm Tokyo (2), Singapore (4), Seoul (5), Thượng Hải (7) và Bắc Kinh (9). Các cái tên còn lại là Zurich (3) và Luanda (6).

Việt Nam có 2 thành phố được đánh giá, là Hà Nội và TP HCM. Tính trên toàn cầu, Hà Nội xếp thứ 137 về mức độ đắt đỏ, giảm 37 bậc so với năm ngoái. Trong khi đó, chi phí sinh hoạt tại TP HCM giảm 27 bậc, về 124. Giai đoạn 2013 - 2015, hãng nghiên cứu của Anh vẫn đánh giá sinh hoạt phí tại Hà Nội cao hơn so với TP HCM.

Theo Mercer, sự biến động về tỷ giá đã đưa các thành phố châu Á lên top đầu. Trong khi đó, nội tệ Angola mất giá đẩy Luanda về thứ 6 năm nay. Tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc và các nỗ lực quốc tế hóa đồng NDT cũng giúp các thành phố Trung Quốc thăng hạng năm nay.

Cost of Living là báo cáo được Mercer công bố hàng năm. Mục đích là giúp các công ty đa quốc gia và Chính phủ các nước đánh giá chi phí khi cử nhân viên sang làm việc tại nước ngoài.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối"

Đăng ngày: 24/02/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc

"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News