Các tỉnh ĐBSCL bị nước mặn xâm nhập sâu 70km
Theo Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam, từ giữa đến cuối tháng 3/2012, nước mặn có độ mặn 0,1‰ sẽ xâm nhập sâu 70km tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long.
Trên sông Cửa Tiểu, Cửa Đại, Hàm Luông nước mặn có độ mặn 0,4‰ (gây hại cho cây trồng) xâm nhập sâu 50km, đến thành phố Mỹ Tho (Tiền Giang); xã Tân Thạch (huyện Châu Thành), Mỹ Hòa (huyện Ba Tri) của tỉnh Bến Tre. Cũng tại 3 sông trên, nước mặn có độ mặn 0,1‰ xâm nhập sâu 70km.
(Ảnh minh họa: Vacne.org.vn)
Trên sông Cổ Chiên, Cung Hầu, nước mặn có độ mặn từ 0,4‰ trở lên xâm nhập sâu 55km đến xã Đức Mỹ (huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh). Nước mặn có độ mặn 0,1‰ xâm nhập sâu 70km đến xã Long Thới (huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) và xã Trung Thành Tây (huyện Vũng Liêm, tỉnh Vĩnh Long).
Trên sông Định An, Trần Đề, nước mặn có độ mặn 0,4‰ xâm nhập sâu 60km đến xã An Phú Tân (huyện Tiểu Cần, tỉnh Trà Vinh) và xã Nhơn Mỹ (huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng). Nước mặn có độ mặn 0,1‰ xâm nhập sâu 70km đến thị trấn Trà Ôn (huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long) và xã Phú Hữu (huyện Châu Thanh, tỉnh Hậu Giang).
Tại Cà Mau, trên sông Ông Đốc, Cái Lớn, nước mặn có độ mặn từ 4-29‰ xâm nhập sâu 65km đến thị trấn U Minh (huyện U Minh) và xã Hỏa Lựu (thị xã Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang). Nước mặn có độ mặn cao nhất (trên 29‰), xuất hiện trên cả hai sông trong khoảng thời gian từ ngày 21-25/3.
Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam nhận định, nước mặn sẽ tràn vào một số kênh đầu mối tại Đồng bằng sông Cửu Long làm ảnh hướng đến việc bơm nước vào ruộng trong quá trình cày ải gieo sạ lúa hè thu. Viện khuyến cáo các tỉnh chịu ảnh hưởng mặn cần chủ động bố trí mùa vụ, cây trồng, vật nuôi thích hợp nhằm giảm thiểu thiệt hại do nước mặn gây ra.
Đặc biệt, các tỉnh cần thường xuyên kiểm tra và đóng kín các cống đập khi nước lớn, vận động nông dân gia cố các tuyến đê bao lửng theo các tuyến kênh rạch, các sông nhằm ngăn nước mặn tràn vào ruộng để khi mưa xuống làm đất gieo sạ lúa hè thu kịp mùa vụ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
