Các vệ tinh của sao Mộc có thể “sưởi ấm” cho nhau

Các nhà khoa học cho biết, 3/4 vệ tinh lớn nhất của sao Mộc: Ganymede, Callisto và Europa, được cho là chứa những đại dương nước bên dưới lớp vỏ băng giá của chúng. Trong khi đó, vệ tinh Io có thể chứa đại dương magma.

Một trong những lý do khiến những vệ tinh này đủ ấm để chứa nước hoặc magma chính là lực hấp dẫn, hay lực thủy triều từ sao Mộc. Khối lượng khổng lồ của sao Mộc tác động đến các vệ tinh khi chúng quay quanh, tạo ra ma sát và sinh nhiệt.

Các vệ tinh của sao Mộc có thể “sưởi ấm” cho nhau
Các vệ tinh của sao Mộc.

Nhà khoa học hành tinh Hamish Hay thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA tại Pasadena, California (Mỹ) cho biết: "Bởi vì các vệ tinh nhỏ hơn rất nhiều so với sao Mộc, về cơ bản, thủy triều do Io nâng lên trên Europa chỉ nhỏ đến mức chúng thậm chí không đáng để nghĩ đến".

Cùng các nhà khoa học hành tinh Antony Trinh và Isamu Matsuyama tại Trường Đại học Arizona ở Tucson, Hay đã tính toán phạm vi thủy triều mà các vệ tinh của sao Mộc nâng lên.

Các nhà nghiên cứu phát hiện rằng, tầm quan trọng của thủy triều phụ thuộc vào độ dày của đại dương. Nhưng với đại dương có kích thước phù hợp, các vệ tinh lân cận có thể đẩy và kéo các sóng thủy triều lên nhau ở tần số thích hợp, nhằm tạo ra sự cộng hưởng.

"Khi bạn gặp phải một trong những điểm cộng hưởng này, sóng thủy triều bắt đầu lớn hơn", ông Hay cho biết.

Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, những làn sóng này sau đó sẽ tiến vào bên trong vệ tinh và tạo ra nhiệt do ma sát. Nếu các điều kiện phù hợp, nhiệt từ sóng thủy triều có thể vượt quá nhiệt từ sao Mộc.

Nhà khoa học hành tinh Cynthia Phillips thuộc Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực của NASA, người không tham gia vào nghiên cứu mới này, cho biết: "Về cơ bản, mọi người đều bỏ qua những hiệu ứng này. Tôi chỉ ngạc nhiên về "mức độ sưởi ấm" mà các vệ tinh có thể mang lại cho nhau".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cấu trúc Trái đất phóng đại 1.000 lần ở hành tinh khác, con người có thể trú ngụ

Cấu trúc Trái đất phóng đại 1.000 lần ở hành tinh khác, con người có thể trú ngụ

Trên hành tinh hàng xóm của Trái Đất và mặt trăng, các nhà khoa học đã phát hiện một cấu trúc giống với thứ thường thấy trên trái đất, nhưng to hơn 100-1.000 lần.

Đăng ngày: 10/08/2020
Bí ẩn 15 năm đầy 'ma mị' trên sao Hỏa vừa được giải mã: Giới khoa học hoàn toàn bất ngờ

Bí ẩn 15 năm đầy 'ma mị' trên sao Hỏa vừa được giải mã: Giới khoa học hoàn toàn bất ngờ

Sao Hỏa (Hành tinh Đỏ) là một trong những mục tiêu chinh phục lớn nhất của con người trong Thái Dương Hệ.

Đăng ngày: 09/08/2020
Tường mây axit trải dài 7.500km trên sao Kim

Tường mây axit trải dài 7.500km trên sao Kim

Lần đầu tiên cách nhà nghiên cứu biết tới sự tồn tại của một bức tường mây axit dịch chuyển quanh sao Kim ở tốc độ gần bằng máy bay phản lực thương mại.

Đăng ngày: 09/08/2020
Hệ Mặt trời có hình dạng giống như một chiếc bánh sừng bò bị xẹp

Hệ Mặt trời có hình dạng giống như một chiếc bánh sừng bò bị xẹp

Trước đây, các nhà khoa học tin rằng nhật quyển có hình dạng giống như một ngôi sao chổi với phần đầu tròn và một cái đuôi kéo dài.

Đăng ngày: 08/08/2020
Mưa sao băng đẹp nhất, lớn nhất năm 2020 sắp xuất hiện

Mưa sao băng đẹp nhất, lớn nhất năm 2020 sắp xuất hiện

Trận mưa sao băng Perseid đẹp nhất 2020 với mật độ lên tới 100 vệt/giờ sẽ đạt cực đại vào đêm ngày 12/8, rạng sáng ngày 13/8

Đăng ngày: 07/08/2020
Hành tinh

Hành tinh "có thể chứa sự sống kỳ lạ" đầy… mưa đá bốc mùi

Hành tinh khí khổng lồ của Hệ Mặt Trời, nơi NASA từng tuyên bố là có nước, giàu oxy và có thể chứa dạng sự sống kỳ lạ, vừa được phát hiện đang đổ mưa đá giàu amoniac.

Đăng ngày: 07/08/2020
Nguồn gốc của 50% canxi trong vũ trụ

Nguồn gốc của 50% canxi trong vũ trụ

Một nửa số canxi trong vũ trụ, tính cả trong răng và xương của chúng ta, được tạo nên từ "hơi thở cuối cùng" của những ngôi sao sắp chết.

Đăng ngày: 07/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News