Cách biến phế phẩm cá thành nhựa sinh học

Các nhà khoa học Canada phát triển thành công một loại nhựa thân thiện với môi trường bằng cách sử dụng dầu có nguồn gốc từ phế phẩm cá.

Ô nhiễm đã trở thành vấn đề toàn cầu. Rác thải nhựa ngày nay có thể được tìm thấy ở khắp mọi nơi, từ những đỉnh núi băng giá đến rãnh đại dương sâu nhất thế giới, gây ra áp lực ngày càng lớn lên hệ sinh thái. Bên cạnh đó, sản xuất nhựa còn là ngành công nghiệp sử dụng nhiều năng lượng, dầu thô và hóa chất độc hại.

Cách biến phế phẩm cá thành nhựa sinh học
Phế phẩm cá có thể được sử dụng để sản xuất nhựa sinh học. (Ảnh: Mikhailey Wheeler).

Để tạo ra một loại nhựa sạch và "xanh" hơn, nhóm nghiên cứu từ Đại học Memorial of Newfoundland của Canada, do Giáo sư hóa học Francesca Kerton dẫn đầu, đã tìm đến các ngư dân và nhà máy chế biến cá.

Từ các phế phẩm như đầu, xương, vảy, da và ruột cá bị vứt bỏ trong quá trình chế biến, Kerton cùng các cộng sự đã tìm ra cách để chiết xuất dầu không bão hòa, sau đó thêm oxy để tạo ra tiền chất epoxit. Cuối cùng, bằng cách sử dụng carbon dioxide làm tác nhân phản ứng, các nhà khoa học đã liên kết thành công epoxit với các amin chứa nitơ để tạo ra một vật liệu có đặc tính giống như polyurethane hay nhựa PU.

Vật liệu mới chắc chắn nhưng dễ uốn. Nó không yêu cầu sử dụng dầu thô hay khí độc và quan trọng nhất là có thể tự phân hủy sinh học mà không bốc mùi.

"Khi chúng tôi bắt đầu quy trình với dầu cá, mùi tanh của cá vẫn thoang thoảng, nhưng khi thực hiện qua các bước tiếp theo, mùi đó sẽ biến mất", Kerton nhấn mạnh.

Gần đây, các nhà nghiên cứu đã điều chỉnh quy trình sản xuất, hoán đổi các amin thành các axit amin, giúp đơn giản hóa quá trình hóa học liên quan.

Kerton cho biết đang tìm cách làm cho vật liệu mới phân hủy sinh học dễ dàng hơn, cũng như bắt đầu kiểm tra các đặc tính vật lý và xem xét ứng dụng tiềm năng của vật liệu này. Công trình nghiên cứu của nhóm dự kiến được trình bày trong cuộc họp thường niên của Hiệp hội Hóa học Mỹ vào ngày 8/4.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sinh viên chế tạo thiết bị điều chỉnh bình truyền dịch từ xa

Sinh viên chế tạo thiết bị điều chỉnh bình truyền dịch từ xa

Thiết bị sử dụng tia hồng ngoại giúp bác sĩ điều chỉnh từ xa tốc độ giọt dịch truyền, tự động phát cảnh báo nếu vượt ngưỡng cho phép.

Đăng ngày: 05/04/2021
Cách bón phân cho hoa hồng trồng chậu

Cách bón phân cho hoa hồng trồng chậu

Đối với những cây trồng chậu thì 2 yếu tố cực kì quan trọng là nước và phân bón. Bón phân cho hoa hồng đúng cách sẽ giúp cây được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Đăng ngày: 26/03/2021
Công nghiệp “thép xanh” từ cây tre

Công nghiệp “thép xanh” từ cây tre

Sản phẩm tre ép khối thay thế gỗ là một hướng đi tiềm năng cho Việt Nam.

Đăng ngày: 12/03/2021
4 mẹo khử mùi xe ô tô đơn giản, nhanh chóng

4 mẹo khử mùi xe ô tô đơn giản, nhanh chóng

Thời điểm hiện nay, việc sở hữu và sử dụng xe ô tô đã trở thành thói quen của đa số người dùng hiện nay.

Đăng ngày: 06/03/2021
Lắp lưới bảo vệ ở ban công chung cư cao tầng thế nào cho đúng?

Lắp lưới bảo vệ ở ban công chung cư cao tầng thế nào cho đúng?

Chuyên gia lĩnh vực xây dựng nhấn mạnh ban công nhà cao tầng có chức năng quan trọng trong công tác cứu nạn, cứu hộ khi xảy ra hỏa hoạn. Người dân tuyệt đối không được bịt kín.

Đăng ngày: 03/03/2021
Cách phân biệt lưới an toàn ban công cáp inox và cáp thường

Cách phân biệt lưới an toàn ban công cáp inox và cáp thường

Lưới an toàn ban công ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các khu chung cư, nhà phố, cũng như trường học...

Đăng ngày: 02/03/2021
Nhà khoa học Việt chế tạo hợp kim biết nhớ hình dạng

Nhà khoa học Việt chế tạo hợp kim biết nhớ hình dạng

Hợp kim do GS Dân và cộng sự chế tạo có thể trở lại hình dạng ban đầu khi gặp tác nhân, tiềm năng ứng dụng trong y sinh, vi cơ.

Đăng ngày: 22/02/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News