Cách chọn lá dong và nguyên liệu gói bánh chưng

Chọn nguyên liệu làm bánh chưng là một trong những công đoạn quan trọng, quyết định đến chiếc bánh chưng ngày Tết có được thơm ngon hay không. Bài viết dưới đây chúng tôi chia sẻ với các bạn các kiến thức cơ bản để chọn lá dong, gạo nếp, đỗ xanh và thịt.

1. Chọn lá dong


Chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói và cho bánh màu xanh đẹp.

Lá dong gói bánh chưng có hình elip, tán lá to, rộng, có màu xanh tươi rất đẹp. Người ta thường dùng lá dong gói bánh chưng để bánh có màu đẹp cũng như bắt mắt hơn dùng lá chuối.

Để có thể chọn được lá dong tươi, bạn quan sát kĩ phần bên ngoài của lá. Lá phải tươi, có độ dai tốt, không bị giòn. Chọn lá có màu sắc xanh đậm, phiến lá to vừa phải để có thể gói trọn được phần nhân bên trong.

Không nên chọn những lá héo, sờ vào có cảm giác khô cứng, không mềm dai như lá tươi. Chọn những lá còn nguyên vẹn, không bị tét hay rách ở bất kì phần nào.

Chọn loại lá bánh tẻ (không quá già hoặc quá non) thì mới dễ gói và cho bánh màu xanh đẹp, khổ lá rộng vừa phải, mỗi bánh chọn 4 chiếc lá. Truớc khi gói bánh, cần ngâm lá vào một chiếc chậu to chừng 30-45 phút, sau đó dùng khăn mềm để cọ rửa cả hai mặt lá cho sạch.

Khi gói bánh, dùng khăn khô lau sạch toàn bộ lá, nhớ thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm rách lá. Lau đến khi lá không còn nước thì bạn dùng một chiếc dao sắc, tiến hành rọc bỏ gân lá để khi được dễ dàng hơn. Khi gói, cũng có thể cắt bỏ bớt các góc lá dong để không bị thừa quá nhiều lá.

2. Chọn lạt để buộc bánh

Lạt buộc cũng rất quan trọng trong việc góp phần tạo nên một chiếc bánh chưng đẹp mắt. Có thể mua lạt được bó sẵn bán ngoài chợ. Hoặc cũng có thể mua những ống giang bánh tẻ, dài tầm 70 - 90 cm về, cạo sạch vỏ ngoài rửa và chẻ nhỏ theo ý muốn. Sau đó phơi khô đi để làm tăng đô dẻo dai của lạt khi buộc. Khi chẻ lạt nên lưu ý chẻ mỏng để lạt được mềm và dẻo dai.

Lạt gói bánh chưng là loại lạt dang, mỏng, mềm và dẻo dai. Mỗi một chiếc bánh cần khoảng 2-4 chiếc lạt tuỳ bạn muốn buộc hình chữ thập (2 lạt) hay hình vuông (4 lạt) trên bánh.

3. Chọn gạo nếp ngon


Chọn loại nếp có hạt đều, mẩy ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng.

Bạn hãy chọn loại nếp có hạt đều, mẩy ngon nhất là loại nếp cái hoa vàng, vừa thơm vừa dẻo. Loại gạo nếp nương của Điện Biên cũng rất thơm ngon.

Chọn gạo nếp có màu trắng đục đều khắp hạt và không chọn loại có màu trắng khác thường hoặc bị bạc bụng. Cho gạo vào miệng nhai thử, nếu là gạo ngon sẽ cảm nhận được vị ngọt nhẹ và không có vị gì lạ. Khi ngửi, gạo nếp có mùi thơm nhẹ và không bốc mùi mốc.

Gạo phải ngâm ít nhất là 8 tiếng rồi mới đãi sạch sạn, để cho ráo nước, rồi mới gói bánh. Mỗi chiếc bánh có thể gói từ 0,5 đến 1kg gạo, tuỳ độ to nhỏ mà bạn thích.

4. Chọn đỗ xanh


Khi chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn.

Đỗ xanh hay còn được gọi là đậu tầm, đây là loại đậu hay được sử dụng làm giá đỗ. Khi chọn loại đỗ xanh tiêu, hạt nhỏ, ruột vàng thì sẽ thơm ngon hơn. Sau khi mua đậu xanh về, bạn nhớ ngâm cho đậu nở mềm, dễ loại bỏ hạt hư, lép và khô. Đỗ xanh xay vỡ, ngâm trong nước chừng 1-2 giờ rồi đãi sạch vỏ xanh, đồ chín, đánh tơi để làm nhân bánh. Tỷ lệ thông thường là "8 gạo: 2 đỗ". Loại đỗ này bạn có thể mua tại các chợ quê thì chất lượng sẽ tốt hơn.

5. Chọn thịt tươi ngon

Chọn loại thịt 3 chỉ hoặc thịt vai sấn thì mới ngon; không nên chọn loại thịt quá nạc. Thịt rửa sạch thái thành các miếng dài chừng 5-7cm, dày chừng 0,5cm, ướp muối tiêu cho ngấm chừng 15 phút trước khi gói bánh.

Bạn nên chọn thịt ba chỉ có màu từ hồng đỏ nhạt đến đỏ tươi, đó là thịt tươi ngon. Khi ấn vào cảm giác được thịt săn chắc, có độ đàn hồi tốt, không để lại vết lõm. Khi ngửi thịt không có mùi hôi khó chịu mà là mùi đặc trưng của thịt.

Một điều nên lưu ý là bạn không nên cho mắm để ướp thịt gói bánh chưng, bởi mắm ướp vào thịt sẽ khiến bánh chưng nhanh hỏng không để được lâu.

6. Gia vị các loại

Để gói bánh chưng ngon, không thể thiếu hành khô và hạt tiêu, hành khô bóc sạch vỏ, thái nhỏ, hạt tiêu tự xay hoặc mua tại chợ.

Hạt tiêu thì dùng để ướp thịt làm nhân, muối hạt to dùng để trộn vào gạo, đỗ xanh và ướp thịt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là gì và bóng cười nguy hiểm thế nào?

Bóng cười là khí gây cười, tên hóa học là Đinitơ monoxit hay nitrous oxide, là hợp chất hóa học với công thức N2O. Khi bơm vào bóng bay, gọi là bóng cười (funkyball).

Đăng ngày: 19/03/2025
Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Bệnh tật tiềm ẩn đằng sau nụ hôn

Hôn người khác có thể kéo đến từ những bệnh nhẹ như herpes miệng đến vấn đề nghiêm trọng hơn như viêm màng não do virus hoặc quai bị.

Đăng ngày: 18/03/2025
Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Hướng dẫn cách bày mâm cúng giao thừa

Tết đang đến gần, không khí xuân ấm áp lan tỏa khắp nơi. Đây cũng là thời điểm nhà nhà chuẩn bị sửa sang, mua sắm những vật dụng cần thiết để chờ đón giao thừa.

Đăng ngày: 10/02/2025
Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Chuẩn bị mâm cơm cúng tất niên như thế nào?

Mâm cơm cúng tất niên không cần quá cầu kỳ, chủ yếu thể hiện được tấm lòng của người cúng để tri ân đất, trời, thần linh đã phù hộ gia đình trong năm qua.

Đăng ngày: 10/02/2025
Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Cách bảo quản thực phẩm Tết được dài ngày

Việc bảo quản thực phẩm thông minh trong những ngày Tết sẽ giúp gia đình bạn có một bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 08/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News