Cách điều trị sán dây ở người

Nhiều người nghĩ chỉ có chó và mèo mới bị nhiễm sán dây. Mặc dù động vật dễ bị nhiễm sán dây hơn nhưng người vẫn có nguy cơ bị nhiễm nếu ăn thịt bò, thịt lợn hoặc cá sống/tái. Người bị nhiễm sán dây có thể lây cho người khác khi không rửa tay sau khi đi vệ sinh và trước khi nấu ăn.

Trong hầu hết các trường hợp, người bị nhiễm sán dây thường biểu hiện khá ít triệu chứng. Điều trị sán dây là cực kỳ quan trọng vì sán dây có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng hơn như nhiễm nang sán trong mô và gây co giật.

Chẩn đoán nhiễm sán dây

Cách điều trị sán dây ở người

Đánh giá môi trường xung quanh cùng chuyến du lịch gần đây. Sán dây tồn tại khắp nơi trên thế giới, nhưng tỉ lệ lây nhiễm giữa các quốc gia là khác nhau. Trên thế giới, mỗi năm có hơn 10 triệu người bị nhiễm, [4] trong đó, số ca bị nhiễm ở Hoa Kỳ ít hơn 1.000 ca.

Loại sán dây khác nhau sẽ kí sinh trong những loài động vật khác nhau.Sán dây lợn và bò có nhiều ở các khu vực đang phát triển trên thế giới như châu Phi, Trung Đông, Đông Âu, Đông Nam Á, Trung và Nam Mỹ và đặc biệt phổ biến ở những nơi chăn thả lợn.

  • Sán dây bò phổ biến ở các khu vực ưa chuộng tiêu thụ thịt bò sống như Đông Âu, Nga, Đông Phi và Châu Mỹ Latinh.
  • Sán dây cá phổ biến ở khu vực thích ăn cá sống như Đông Âu, Scandinavia và Nhật Bản.
  • Sán lùn có thể truyền từ người này sang người khác, đặc biệt là ở trẻ em sống trong khu vực kém vệ sinh hoặc nơi đông người.
  • Sán dây chó đôi khi có thể kí sinh trong cơ thể người.

Xem lại chế độ ăn gần đây

Nhiễm sán dây xảy ra sau khi bạn ăn thịt sống hoặc tái của động vật bị nhiễm sán dây. Người bị nhiễm sán dây cũng có thể lây nhiễm sán sang thịt khi chế biến. Bạn có nguy cơ nhiễm sán dây khi:

Ăn thịt sống hoặc thịt tái.

Ăn thực phẩm được chế biến trong điều kiện kém vệ sinh.

Kiểm tra phân

Cách điều trị sán dây ở người

Các đoạn sán dây thải ra theo phân là dấu hiệu nhiễm sán dây dễ nhận biết nhất. Phân đoạn sán thường giống hạt gạo trắng nhỏ.  Bạn có thể thấy đoạn sán trong giấy vệ sinh hoặc trong đồ lót.

Các đoạn sán dây thường xuất hiện sau 2-3 tháng sán dây phát triển và trưởng thành trong cơ thể người.

Xét nghiệm mẫu phân giúp phát hiện đoạn sán dây dễ dàng hơn.

Đánh giá các triệu chứng nhiễm sán dây khác

Triệu chứng nhiễm sán dây thường gặp là các rối loạn tiêu hóa như đau bụng, suy nhược, chán ăn, sụt cân, tiêu chảy và buồn nôn. Tuy nhiên, các triệu chứng trên có thể dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bên cạnh đó, có trường hợp nhiễm sán dây không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào.

Trong một số trường hợp, nhiễm sán dây có thể gây triệu chứng nghiêm trọng như sốt; khối hoặc cục u nang; phản ứng dị ứng với ấu trùng sán dây; nhiễm khuẩn hoặc các dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến thần kinh như co giật. Các triệu chứng trên xảy ra khi sán dây không được điều trị. Vì vậy, bạn nên tìm cách loại bỏ sán dây ngay cả khi triệu chứng không quá nghiêm trọng.

Khám bác sĩ

Bác sĩ có thể phân tích mẫu phân để chẩn đoán sán dây một cách chính xác. Cách này giúp loại trừ hoặc xác định loại sán dây để tìm thuốc điều trị thích hợp.

Ngoài việc giúp bạn chẩn đoán sán dây, phân tích mẫu phân còn xác định nhiều vấn đề tiêu hóa khác như nhiễm trùng, thiếu hụt dinh dưỡng và ung thư. 

Người bị nhiễm sán dây cũng cần xét nghiệm máu để xác định kháng thể trong máu.

Điều trị sán dây

Nhận đơn thuốc từ bác sĩ

Cách điều trị sán dây ở người

Sau khi chẩn đoán sán dây, bác sĩ có thể kê đơn thuốc uống điều trị cho bạn. Ba loại thuốc kê đơn điều trị sán dây thường gặp là Praziquantel, Albendazole và Nitazoxanide. Bác sĩ sẽ dựa vào loại sán dây bạn bị nhiễm để kê đơn thuốc.

Thực hiện theo chế độ điều trị được kê đơn.

Ngoài việc uống đúng thuốc, bạn nên tránh để bị tái nhiễm hoặc lây sán dây cho người khác. Thuốc điều trị sán dây không tác động đến trứng sán nên bạn có thể bị tái nhiễm nếu vệ sinh thân thể kém hoặc ăn uống thiếu vệ sinh.

Nếu bạn bị nhiễm nang sán (trường hợp nhiễm sán dây nghiêm trọng), bác sĩ có thể khuyến nghị chế độ điều trị dài và phức tạp hơn. Điều trị nang sán bao gồm thuốc kê đơn, thuốc kháng viêm, thuốc chống động kinh hoặc phẫu thuật.

Xác định sán dây đã được loại bỏ hoàn toàn hay chưa

Bác sĩ có thể đánh giá lại sau một thời gian bạn dùng thuốc. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, bạn có thể tái khám sán dây sau 1-3 tháng dùng thuốc điều trị. 

Hiệu quả của thuốc kê đơn thường đạt 85-100%, tùy thuộc vào loại sán dây và vị trí nhiễm sán trong cơ thể.

Ngăn ngừa sán dây

Tránh ăn thịt sống

Cách điều trị sán dây ở người

Nhiều loại thịt có nguy cơ nhiễm sán dây cao như thịt trâu bò, thịt lợn, cá, thịt cừu, thịt dê và thịt thỏ. Không ăn thịt sống hoặc thịt tái là cách phòng tránh sán dây dễ dàng nhất.

Bạn nên lưu ý còn có loại sán dây gia cầm, nhưng không phổ biến nếu gia cầm được nuôi trong nông trại hiện đại – nơi loại bỏ những con vật trung gian truyền sán dây như giun đất hoặc bọ cánh cứng.

  • Không sử dụng thịt lợn ốm để chế biến thực phẩm.
  • Quản lý phân tươi, nhất là ở những vùng có người nhiễm sán dây lợn trưởng thành.
  • Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
  • Không nuôi lợn thả rông.

Nấu chín thịt

Đối với thịt miếng, bạn nên nấu chín thịt từ trong ra ngoài và đảm bảo nhiệt độ bên trong thịt đạt đến 63°C. Đối với thịt xay, nhiệt độ bên trong thịt nên đạt đến 71°C.

Đông lạnh thịt và cá ở nhiệt độ -10°C trong ít nhất 48 tiếng để diệt trứng và ấu trùng sán dây.

Tiệt trùng hoa quả và rau củ khi đi du lịch ở khu vực dễ lây nhiễm sán dây

Bạn có thể mua dung dịch hóa học để tiệt trùng hoa quả và rau củ hoặc đơn giản là rửa kỹ bằng nước sạch (nước đun sôi).

Rửa tay đúng cách trước khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi tiếp xúc với thịt hoặc cá sống

Cách điều trị sán dây ở người

Rửa sạch tay giúp ngăn ngừa lây nhiễm trứng hoặc ấu trùng sán từ tay sang thực phẩm hoặc hệ tiêu hóa. Bạn cũng có thể ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm cho người khác bằng cách vệ sinh tay sạch sẽ.Đảm bảo rửa tay trong ít nhất 20 giây. Bạn có thể vừa rửa tay vừa ngân nga một bài hát có độ dài khoảng 20 giây để đảm bảo thời gian rửa tay là vừa đủ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bệnh cường giáp - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bệnh cường giáp - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Tìm hiểu về triệu chứng, nguyên nhân, chẩn đoán, điều trị, thuốc, chế độ ăn uống, theo dõi và phòng chống Cường giáp (cường chức năng tuyến giáp) trên Hello Bacsi.

Đăng ngày: 21/07/2019
Cách để có một gương mặt sạch mụn

Cách để có một gương mặt sạch mụn

Ai cũng muốn có một gương mặt sạch mụn, nhưng không phải ai cũng sẵn sàng làm mọi điều cần thiết để giúp da mặt tránh khỏi bụi, dầu và các yếu tố gây viêm nhiễm khác.

Đăng ngày: 21/07/2019
Cách điều trị đốm xuất huyết

Cách điều trị đốm xuất huyết

Đốm xuất huyết là các đốm tím hoặc đỏ nhỏ trên da do thương tổn các mao mạch dưới da - mao mạch là đoạn cuối của mạch máu tạo thành một mạng lưới cực nhỏ để đưa oxy từ máu đến các tế bào.

Đăng ngày: 21/07/2019
Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Gan nhiễm mỡ: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Gan nhiễm mỡ là bệnh lý gan dễ mắc phải do ăn uống, vận động thiếu khoa học. Cùng tìm hiểu triệu chứng từng cấp độ, cách điều trị và nên ăn gì, kiêng gì khi mắc phải.

Đăng ngày: 21/07/2019
Những cách tự nhiên chữa móng chân mọc lệch đâm vào da thịt

Những cách tự nhiên chữa móng chân mọc lệch đâm vào da thịt

Móng mọc đâm khóe khá phổ biến, xảy ra khi góc của móng chân mọc lệch và đâm vào da thịt mềm.Tình trạng này gây đau đớn nếu không được xử lý.

Đăng ngày: 21/07/2019
Nước tiểu đục: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Nước tiểu đục: Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Màu sắc và mùi của nước tiểu là một công cụ chẩn đoán quan trọng, vì nó có tác dụng như một chỉ báo về tình trạng sức khỏe và có thể chỉ ra sự phát triển hoặc sự hiện diện của bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Đăng ngày: 21/07/2019
Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ của viêm khớp dạng thấp (Phần 1)

Nguyên nhân và những yếu tố nguy cơ của viêm khớp dạng thấp (Phần 1)

Mọi người hay nghĩ rằng viêm khớp dạng thấp và viêm xương khớp là cùng 1 bệnh. Tuy nhiên, đây là hai căn bệnh hoàn thoàn khác nhau.

Đăng ngày: 21/07/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News