Cách đơn giản rửa mũi phòng bệnh hô hấp
Rửa mũi sau khi ở ngoài về giúp phòng viêm đường hô hấp (sổ mũi, viêm xoang), nếu rửa lúc cảm cúm sẽ khiến bệnh nhanh khỏi.
Ô nhiễm không khí do bụi là vấn đề nổi cộm tại các đô thị Việt Nam. Theo báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia công bố tháng 7/2017, từ năm 2012 đến 2016, TSP (tổng các hạt bụi có đường kính khí động học dưới 100 micromet) vượt ngưỡng cho phép 2-3 lần, tập trung tại các trục giao thông đô thị lớn.
Số liệu của Bộ Y tế cũng cho thấy, mỗi năm có hàng chục nghìn người mắc bệnh hô hấp do ô nhiễm không khí, chiếm 3-4% tổng dân số. Các bệnh suyễn, nhiễm khuẩn đường hô hấp, lao, viêm phổi... ở trẻ em có xu hướng tăng cao. Tại Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM), bệnh lý hô hấp chiếm đến 40-50% trẻ em điều trị nội trú.
Rửa mũi là một trong những cách phòng ngừa bệnh hô hấp do ô nhiễm không khí, đặc biệt là vào thời điểm giao mùa nắng mưa thất thường như hiện nay. Tuy nhiên, nhiều người sợ đau hoặc không biết rửa mũi đúng cách.
Chị Thu Trang cho biết: "Mỗi năm tôi thường cảm cúm 5-7 lần. Nhà ở quận 2, công tác tại quận 7, hôm nào tôi cũng đi xe máy qua cầu Phú Mỹ. Lượng khói bụi dày đặc, tôi phải đeo khẩu trang y tế, thậm chí chọn loại than hoạt tính, nhưng vẫn không ăn thua. Ngoài ra còn dùng thêm sản phẩm vệ sinh mũi, song tôi dễ sặc nước, ngại rửa vì phức tạp và tốn thời gian".
Thao tác rửa mũi khá đơn giản, không đau, không sặc nếu dùng các thiết bị chuyên dụng. Ngoài ra, việc sử dụng dung dịch rửa mũi chất lượng cũng không kém phần quan trọng. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho đường hô hấp, cần chọn dùng sản phẩm hợp lý.
5 bước rửa mũi.
Người dùng đặt bình một bên mũi và bóp nhẹ, dung dịch nước vệ sinh sẽ chảy thông đều qua hốc mũi, rửa sạch và đẩy các dịch nhầy, vi khuẩn, bụi bẩn từ sâu bên trong ra ngoài qua cánh mũi bên kia.
Nên thực hiện 3 lần mỗi tuần để phòng bệnh hô hấp; 1-2 lần mỗi ngày khi cần hỗ trợ điều trị viêm nhiễm. Dung dịch vệ sinh mũi chuyên biệt với thành phần muối biển, dưỡng chất thiết yếu như kẽm, đồng và Benzalkonium Chloride giúp làm sạch sâu, kháng khuẩn.
Thời tiết thay đổi thất thường là giai đoạn thuận lợi cho vi khuẩn, virus gây bệnh hô hấp phát triển. Người già và trẻ em nên chủ động bảo vệ niêm mạc mũi, làm sạch cơ quan khứu giác sau ngày dài tiếp xúc với khói bụi ngoài đường.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu
Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.
