Cách giao tiếp độc đáo của cua dừa

Trong lúc giao phối, cua dừa - động vật không xương sống lớn nhất thế giới trên đất liền, tạo ra những tiếng búng càng để tương tác.

Cua dừa giao tiếp với nhau bằng những tiếng búng càng. Các nhà khoa học phát hiện âm thanh búng càng của chúng đa dạng hơn nhiều so với dự đoán, bao gồm hàng loạt tín hiệu biểu thị mức độ giao tiếp phức tạp, theo nghiên cứu công bố trên tạp chí Zoology.

Cách giao tiếp độc đáo của cua dừa
Cua dừa sinh sống trên các hòn đảo ở Thái Bình Dương. (Ảnh: Live Science).

Nặng 4 kg và có sải chân dài hơn một mét, cua dừa (Birgus latro) là loài giáp xác khổng lồ và động vật không xương sống lớn nhất thế giới trên đất liền. Chúng từng sinh sống phổ biến trên những hòn đảo ở vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương nhưng bị săn bắt tới mức tuyệt chủng ở nhiều nơi.

Trước đây, các nhà nghiên cứu không biết rõ cua dừa tạo ra âm thanh giống tiếng gõ bằng cách nào và tại sao. Trong nghiên cứu mới, họ chụp X quang những con cua dừa đang búng càng để khám phá nguồn gốc âm thanh. Họ cũng ghi âm kỹ thuật số tương tác giữa con đực và con cái để xem tiếng búng càng có liên quan tới hành vi giao phối hay không.

Trong thí nghiệm, cua dừa đực và cái búng càng trước, trong và sau khi giao phối. Âm thanh chúng tạo ra có sự khác biệt ở mỗi giai đoạn. Kết quả chụp X-quang hé lộ những con cua giao tiếp bằng cách làm rung vảy quạt nước, phần phụ giúp hút không khí vào phổi. Khi rung lên, bộ phận này đập vào vỏ cứng dưới mang cua, tạo ra tiếng gõ. Bằng cách thay đổi tốc độ rung, cua dừa có thể tạo ra nhiều âm thanh đa dạng về tần số và tiết tấu.

Ngoài cua dừa, chỉ có một loài giáp xác khác có thể tạo ra âm thanh bằng vảy quạt trước là tôm hùm đất (Procambarus clarkii) sống dưới nước. Dù nghiên cứu chỉ ghi âm tương tác giữa cua đực và cua cái đang động dục, loài vật còn dùng tiếng búng càng trong nhiều hoạt động khác ngoài ngoài giao phối, theo các nhà khoa học ở Trung tâm bảo tồn Okiawa Churashima.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lần đầu tiên phát hiện loài động vật không thở

Lần đầu tiên phát hiện loài động vật không thở

Trong quá trình tiến hóa, một loài ký sinh trùng sống dưới nước đã loại bỏ bớt các bộ phận cơ thể để trở nên đơn giản hơn.

Đăng ngày: 26/02/2020
Vì sao hầu hết động vật đại tiện đều mất khoảng 12 giây?

Vì sao hầu hết động vật đại tiện đều mất khoảng 12 giây?

Chó, người và voi mất cùng khoảng thời gian để đại tiện, mặc dù có kích cỡ khác nhau rất lớn.

Đăng ngày: 26/02/2020

"Đình dục" ở cá Killi có thể là chìa khóa ngăn lão hóa người

Trứng cá Killi ngọc lam có thể tạm ngừng phát triển trong nhiều năm, lâu hơn cả tuổi đời của cá khi nở, thuật ngữ khoa học gọi là "thời kỳ đình dục". - VnExpress

Đăng ngày: 25/02/2020
Loài cá bé nhỏ biết leo cây được Cà Mau nghiên cứu bảo tồn và phát triển

Loài cá bé nhỏ biết leo cây được Cà Mau nghiên cứu bảo tồn và phát triển

Loài cá biết... leo cây, lội dưới nước và đi được trên cạn sẽ được tỉnh Cà Mau khôi phục, bảo tồn và phát triển sau thời gian bị đánh bắt vô tội vạ.

Đăng ngày: 22/02/2020
Vì sao coi gấu Koala là con vật vô cùng lười biếng?

Vì sao coi gấu Koala là con vật vô cùng lười biếng?

Một con gấu Koala trưởng thành sẽ phải ăn khoảng 1kg lá bạch đàn một ngày để có đủ dinh dưỡng, và mất tới 100-200 tiếng để tiêu hóa toàn bộ. Người ta hay ví Koala là một loài động vật lười biếng khi chúng ngủ tới 18-22 tiếng mỗi ngày.

Đăng ngày: 22/02/2020
Chú chó vượt 100km quay về cắn chủ vì điều bất ngờ

Chú chó vượt 100km quay về cắn chủ vì điều bất ngờ

Chó được coi là người bạn trung thành nhất của con người. Rất nhiều mẩu chuyện ca ngợi sự trung thành tuyệt đối của những con chó, ngay cả khi bị chủ bỏ rơi, chúng vẫn chờ đợi hoặc quyết tâm tìm về nhà chủ.

Đăng ngày: 18/02/2020
Yang's Tiger: Sư tử bản địa của Trung Quốc nhưng lại được gọi là hổ

Yang's Tiger: Sư tử bản địa của Trung Quốc nhưng lại được gọi là hổ

Yang's Tiger hay còn có một tên gọi khác là Panthera Youngi, chúng là một loài sư tử cổ đại đã tuyệt chủng và sống cách đây khoảng 35.000 năm tại Đông Bắc của Trung Quốc.

Đăng ngày: 16/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News