Những loài tôm hùm đất gây hại phổ biến trên thế giới

Bản tính phàm ăn, loài tôm hùm đất trở thành mối đe dọa với động vật địa phương, hệ sinh thái và các công trình thủy lợi.

Tôm đầm lầy đỏ (Procambarus clarkii)

Những loài tôm hùm đất gây hại phổ biến trên thế giới
Tôm đầm lầy đỏ (Procambarus clarkii). (Ảnh: Flickr).

Procambarus clarkii còn có tên là tôm hùm Louisiana - động vật bản xứ ở vùng trung nam Mỹ và đông bắc Mexico. Đây là loài tôm hùm đất được du nhập rộng rãi nhất trên thế giới, có mặt trên mọi lục địa trừ Australia và Nam Cực. Loài tôm này phân bố rộng khắp ở nhiều bang của Mỹ thông qua dùng làm mồi câu và do các thủy cung thả ra.

P. clarkii sống ở trong ao hồ, đầm lầy, hệ thống tưới tiêu, thửa ruộng hoặc sông ngòi chảy chậm. Chúng có màu đỏ sẫm và những chấm nhỏ gồ lên dọc thân và một sọc đen trên lưng. Một số con có càng hoặc cơ thể màu xanh dương. Con đực dài từ 5 đến 12 cm.

P. clarkii thường ăn nòng nọc, cá nhỏ và trứng cá hồi. Chúng cũng ăn thực vật mọc ở đáy hồ và suối. Hoạt động của chúng có thể khiến vùng nước trong trở nên đục ngầu và gây xói mòn ở ven bờ.

Vào mùa sinh sản, P. clarkii đào hang để đẻ trứng. Chúng có khả năng đào hang sâu hơn cua, khỏe hơn chuột. Thói quen đào hang sâu đến 2 mét của chúng có thể phá hỏng hệ thống đê điều và các công trình thủy lợi. P. clarkii rất hung hăng nên chúng có thể tấn công các loài tôm bản địa nhằm tranh giành thức ăn trong môi trường tự nhiên. Đây cũng là loài ngoại lai nên khả năng mang mầm bệnh cho các loài khác.

Tôm hùm đất rusty (Orenectes rusticus)

Những loài tôm hùm đất gây hại phổ biến trên thế giới
Tôm hùm đất Orenectes rusticus.

Orenectes rusticus là động vật bản xứ trên sông Ohio ở bang Ohio, Kentucky, Michigan, và Indiana. Chúng được xem như loài xâm hại ở nhiều bang từ Maine tới New Mexico và cả vùng Ngũ Hồ. Giống như P. clarkii, chúng cũng lan rộng thông qua dùng làm mồi câu và do các thủy cung thả ra. O. rusticus sống ở các hồ nước và suối nhỏ.

Loài tôm hùm đất này có những đốm sẫm màu gỉ sắt ở cả hai bên giáp. Con đực dài khoảng 10 cm. O. rusticus có cặp càng lớn và trơn nhẵn màu xanh xám hoặc nâu đỏ. Kích thước lớn và bản chất hung hăng biến O. rusticus trở thành con mồi khó săn đối với các loài cá bản xứ. Nhờ khả năng tránh động vật săn mồi tốt, số lượng của chúng tăng lên cực kỳ nhanh, trở thành loài xâm hại ở phía bắc nước Mỹ và nhiều khu vực ở Canada. Chúng xâm chiếm môi trường sống của động vật bản xứ, khiến nhiều loài tôm hùm đất địa phương giảm mạnh về số lượng trong 50 năm qua.

Tôm hùm đất signal (Pacifastacus leniusculus)

Pacifastacus leniusculus, loài tôm hùm đất bản xứ ở tây bắc Thái Bình Dương, đang gây hại cho động vật thủy sinh ở khắp nơi từ Alaska tới Nhật Bản, Phần Lan, Hy Lạp. Dài tới gần 18 cm và sở hữu cặp càng lớn, P. leniusculus có thể dễ dàng hạ gục ếch nhái, cá và các loài tôm hùm đất khác.

Những loài tôm hùm đất gây hại phổ biến trên thế giới
Tôm hùm đất Pacifastacus leniusculus.

Loài tôm hùm đất này không chỉ gây hại do bản tính phàm ăn mà còn bởi chúng chuyên đào hang bên dưới lớp bùn, cát và sỏi. Những chiếc hang của chúng làm thay đổi tính kiên cố của bờ sông, dòng nước chảy qua và lượng trầm tích trong nước. Một nghiên cứu vào năm 2013 phát hiện chất lượng nước suối trở nên kém hơn hẳn khi P. leniusculus bắt đầu đào hang và bới tung trầm tích lúc trời tối.

Thông qua du nhập, P. leniusculus xuất hiện ở nhiều nước như Áo, Bỉ, Cyprus, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Hy Lạp, Italy, Latvia, Lithuania, Luxembourg, Hà Lan, Ba Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Nga Thụy Điển, Thụy Sĩ, Anh và thậm chí Nhật Bản. Chúng chịu được biến động nhiệt độ lớn, độ mặn cao và có khả năng kháng đại dịch tôm hùm đất. Chúng cũng có tốc độ sinh sản nhanh, thành thục sau hai năm và đẻ lượng trứng nhiều gấp đôi so với những loài tôm hùm đất khác. Hiện nay, P. leniusculus được xem là loài xâm hại tại châu Âu và Nhật Bản, lấn lướt các loài bản xứ.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của tôm hùm đất

Nguồn gốc và giá trị dinh dưỡng của tôm hùm đất

Tôm hùm đất có hơn 300 loài trên khắp thế giới, là nguồn protein ít béo với nhiều vitamin và khoáng chất có giá trị.

Đăng ngày: 21/05/2019
Tại sao bàn chân của chim cánh cụt không bị lạnh?

Tại sao bàn chân của chim cánh cụt không bị lạnh?

Bạn có thể đứng trên tảng băng ở Nam Cực bao lâu trước khi đôi chân đóng băng? Có lẽ là từ 1 đến 2 phút.

Đăng ngày: 21/05/2019
Sự thật về loài tôm hùm đất

Sự thật về loài tôm hùm đất

Tôm hùm đất ăn tất cả thủy sinh, cạnh tranh nguồn thức ăn với sinh vật bản địa, khiến những loài tôm, cá đặc trưng có thể biến mất.

Đăng ngày: 21/05/2019
Tại sao dê leo núi giỏi?

Tại sao dê leo núi giỏi?

Chắc chắn bạn không tin vào mắt mình khi thấy con dê núi đứng cheo leo trên vách đá, nơi khó có loài nào đặt chân tới được. Thế nhưng tự nhiên kỳ diệu lắm.

Đăng ngày: 20/05/2019
Loài thằn lằn siêu dị: Giống giun mọc tay, cả đời chui lủi trong lòng đất mà không sợ đói

Loài thằn lằn siêu dị: Giống giun mọc tay, cả đời chui lủi trong lòng đất mà không sợ đói

Trừ phi bị nước mưa làm ngập hang, chúng sẽ không bao giờ mạo hiểm bò lên trên mặt đất.

Đăng ngày: 18/05/2019
Cá lạ nặng 150kg bắt được trên sông Cổ Chiên là cá đã tuyệt chủng tại Việt Nam

Cá lạ nặng 150kg bắt được trên sông Cổ Chiên là cá đã tuyệt chủng tại Việt Nam

Cá lạ 150kg mà ngư dân bắt được trên sông Cổ Chiên là cá nược Minh Hải, loài cá tưởng như đã tuyệt chủng ở Việt Nam.

Đăng ngày: 16/05/2019
Hổ săn mồi như thế nào?

Hổ săn mồi như thế nào?

Những “chú mèo” to xác này có thể hạ gục con mồi mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ đồng loại.

Đăng ngày: 16/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News