Sự thật về loài tôm hùm đất

Tôm hùm đất ăn tất cả thủy sinh, cạnh tranh nguồn thức ăn với sinh vật bản địa, khiến những loài tôm, cá đặc trưng có thể biến mất.

Tôm hùm đất hay còn gọi tôm hùm đỏ, crawfish (tên khoa học Cherax quadricarinatus), là một loài ngoại lai nguy hiểm. Loài tôm này di chuyển nhanh dưới đáy ao hồ, sông suối, ưa đào hang, có khả năng sinh sản nhanh chóng và chống chịu trước biến động môi trường.

Với đôi càng màu đỏ to khỏe, chúng có thể cắt ngang thân lúa cứng, ăn tất cả loại búp cây non, thậm chí cả tôm, cá nhỏ. Chúng còn đào hang sâu để trú ẩn để lẩn trốn kẻ thù nên có thể làm hỏng nền đất hay gây sói mòn sông, suối.

Sự thật về loài tôm hùm đất
Tôm hùm đất là loài ngoại lai nguy hiểm.

Khả năng thích nghi tốt với môi trường biến chúng trở thành những sinh vật ngoại lai có hại khi phát tán mầm dịch bệnh nấm tôm, virus gây bệnh đốm trắng cho tôm cũng như một số loài ký sinh trùng.

Khi sống trong môi trường tự nhiên thuận lợi, tuổi thọ của một con tôm hùm đất có thể lên tới 30 năm. Thậm chí sức sống của loài tôm này càng mãnh liệt hơn với khả năng tái sinh lại chân hay càng nếu chúng bị đứt trong các cuộc chiến.

Nguy hiểm hơn, nếu ăn sống thì con người có thể bị một loại giun nguy hiểm tấn công vào phổi, loài giun này thường sống ký sinh trong đầu tôm đất. Đó là cảnh bảo mà các bác sĩ tại Trường Y của Đại học Washington, St. Louis, Mỹ đưa ra.

Theo đó, loài ký sinh trùng có tên Paragonimus kellicotti gây ra sự nhiễm trùng có tên paragonimiasis rất hiếm gặp đã được tìm thấy trong phổi của 6 nạn nhân khi ăn tôm hùm đất sống ở sông Missouri, Mỹ.

Ngoài ra, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Mỹ cũng cho biết mỗi năm ở Mỹ có tới 80.000 bị bệnh và 100 người chết do nhiễm bệnh Vibrio, một vi khuẩn ký sinh trên vỏ các động vật có vỏ. Nhiều nghiên cứu đã tìm thấy nồng độ thủy ngân cao cũng như các chất hóa học độc hại khác như DDT, PCBs, dioxin... có liên quan tới bệnh ung thư, các bệnh về hệ thần kinh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao dê leo núi giỏi?

Tại sao dê leo núi giỏi?

Chắc chắn bạn không tin vào mắt mình khi thấy con dê núi đứng cheo leo trên vách đá, nơi khó có loài nào đặt chân tới được. Thế nhưng tự nhiên kỳ diệu lắm.

Đăng ngày: 20/05/2019
Loài thằn lằn siêu dị: Giống giun mọc tay, cả đời chui lủi trong lòng đất mà không sợ đói

Loài thằn lằn siêu dị: Giống giun mọc tay, cả đời chui lủi trong lòng đất mà không sợ đói

Trừ phi bị nước mưa làm ngập hang, chúng sẽ không bao giờ mạo hiểm bò lên trên mặt đất.

Đăng ngày: 18/05/2019
Cá lạ nặng 150kg bắt được trên sông Cổ Chiên là cá đã tuyệt chủng tại Việt Nam

Cá lạ nặng 150kg bắt được trên sông Cổ Chiên là cá đã tuyệt chủng tại Việt Nam

Cá lạ 150kg mà ngư dân bắt được trên sông Cổ Chiên là cá nược Minh Hải, loài cá tưởng như đã tuyệt chủng ở Việt Nam.

Đăng ngày: 16/05/2019
Hổ săn mồi như thế nào?

Hổ săn mồi như thế nào?

Những “chú mèo” to xác này có thể hạ gục con mồi mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ đồng loại.

Đăng ngày: 16/05/2019
Úc sẽ thả xúc xích tẩm độc để giết hàng triệu con mèo hoang

Úc sẽ thả xúc xích tẩm độc để giết hàng triệu con mèo hoang

Chính quyền Úc đã đưa ra kế hoạch ném xúc xích tẩm độc xuống từ giờ tới 2020 nhằm tiêu diệt hơn 2 triệu con mèo hoang dã để bảo vệ các loài ở địa phương.

Đăng ngày: 16/05/2019
Có một loại ốc độc hơn cả thạch tín, ăn vào có thể sống thực vật cả đời

Có một loại ốc độc hơn cả thạch tín, ăn vào có thể sống thực vật cả đời

Ốc bùn răng cưa là một loại ốc bùn, tên khoa học Nassarius papilosus, có chứa độc tố tetrodotoxin, đây là loại độc tố làm tổn thương đến hệ thần kinh, nghiêm trọng hơn có thể gây tử vong.

Đăng ngày: 15/05/2019
Khoa học tuyên bố gấu koala chính thức

Khoa học tuyên bố gấu koala chính thức "tuyệt chủng về chức năng" nhưng điều đó có ý nghĩa gì?

Thế nào là tuyệt chủng chức năng? Tại sao gấu koala phải rơi vào tình trạng đó.

Đăng ngày: 14/05/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News