Cách người Nga xử lý sự cố tràn dầu trên biển

Viện sinh học biển Murmansk đã phát triển một dự án độc đáo để làm sạch các khu vực tràn dầu trên biển, theo thông cáo báo chí ngày 7/5 của Viện.

Được biết, các nhà khoa học của Viện phải mất 3 năm để xác định được bộ lọc tự nhiên tốt nhất này. Đó chính là loài tảo Fucus, luôn có nhiều ở vùng biển Bắc cực.

Trên 1 ha mặt biển, các sinh vật này có thể loại bỏ tới 100kg sản phẩm dầu mỏ trong 15 ngày.


Tảo Fucus Vesiculosus (còn gọi là rong Nho biển).

Công nghệ này tiên tiến và linh hoạt hơn nhiều so với biện pháp thu gom dầu thông thường từ bề mặt nước, đồng thời nó cũng an toàn hơn cho môi trường.

Những thí nghiệm đầu tiên đã được tiến hành tại cảng biển Murmansk và tại kho dầu Biển Trắng.

Tảo, được làm giàu trước với hỗn hợp vi khuẩn giúp tăng cường phản ứng sinh học, sẽ “ăn” hết dầu tràn mà không để lại cặn.

Các nhà khoa học có kế hoạch tiếp tục phát triển công nghệ và ứng dụng nó ở những nơi môi trường bị ô nhiễm nặng.

Dự án được phát triển với chi phí bằng tiền từ ngân sách, vì vậy công nghệ chủ yếu thuộc sở hữu của nhà nước và được coi là đề án mở cho tất cả mọi người sử dụng miễn phí.

Fucus cùng với các loài tảo nâu khác thường được sử dụng trong khoa thẩm mỹ, dùng để chế mặt nạ dưỡng da.

Fucus cũng thường được sử dụng làm phụ gia cho thực phẩm. Loài tảo này cung cấp cho cơ thể con người các vitamin, axit amin, axit béo không bão hòa. Ngoài ra, chúng có chứa thành phần Fucoidan, có đặc tính chống vi rút, chống ung thư, điều hòa miễn dịch.

Fucus (sồi biển, rong vua, nho biển) là một chi của tảo nâu. Các đại diện của chi loài này được tìm thấy trong các vùng cận duyên (littoral) và bán cận duyên (sublittoral) gần như trên toàn thế giới. Các nhà khoa học dựa vào sự hiện diện của Fucus để xác định diện mạo bề mặt nhiều đá của vùng cận duyên Biển Bắc. Fucus được khai thác và chế biến trong Nhà máy Tảo Thực nghiệm Arkhangelsk Biển Trắng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News