Cách thằn lằn nước thích nghi để sống sót trước kẻ săn mồi

Cơ chế hô hấp kỳ lạ của loài thằn lằn này thực ra là cách để chúng sống sót trước những kẻ săn mồi khát máu.

Cơ chế hô hấp kỳ lạ từ bong bóng trên mũi của thằn lằn nước (tên khoa học: Anolis aquaticus) đón nhận nhiều sự quan tâm từ cộng đồng khoa học.

Bong bóng này hoạt động như bình oxy mini, giúp chúng lặn dưới nước trong thời gian rất lâu, lên tới hàng chục phút.

Cách thằn lằn nước thích nghi để sống sót trước kẻ săn mồi
Bong bóng ở mũi thằn lằn nước giúp chúng sống sót trước kẻ săn mồi bằng cách trốn dưới nước (Ảnh: Getty).

Nghiên cứu mới từ Đại học Binghamton (Mỹ) cho biết, việc thích nghi với cơ chế hô hấp kỳ lạ này thực ra là cách thằn lằn nước sống sót trước những kẻ săn mồi khát máu.

Để đánh giá tác động của bong bóng khí, các nhà nghiên cứu đã thu thập 30 con thằn lằn nước, rồi tiến hành quan sát kỹ lưỡng tập tính của chúng.

Họ phát hiện rằng da thằn lằn rất kỵ nước. Điều này cho phép không khí bám rất chặt vào da của chúng, và rồi bong bóng nước cũng từ đó mà hình thành.

Tuy nhiên khi được bôi chất làm mềm da, không khí không còn bám vào bề mặt da của thằn lằn nữa, và các bong bóng cũng không còn cơ hội hình thành.

Để có thể tiếp tục ở dưới nước lâu hơn, những con thằn lằn này buộc phải tạo ra một bong bóng khác. Tuy nhiên, thời gian lặn dưới nước của chúng bị giảm đi đáng kể.

Điều này cho thấy bề mặt da của thằn lằn có ảnh hưởng trực tiếp tới chu kỳ hít lại hơi, thời gian lặn của thằn lằn. Làn da khô của chúng được xem là phương thức tiến hóa qua hàng thế kỷ, mang lại cơ hội sống sót trước các loài săn mồi trong tự nhiên.

"Bằng cách nhảy xuống nước, chúng có thể thoát khỏi nhiều kẻ săn mồi. Ngay cả khi không có bong bóng, chúng vẫn rất bình tĩnh dưới nước", Lindsey Swierk, nhà sinh thái học, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết.

"Thằn lằn giống như những miếng gà rán trong rừng. Chim ăn chúng, rắn ăn chúng".

Nhờ mối nguy hiểm thường trực, loài thằn lằn này đã phát triển cơ chế ngụy trang khá tốt dưới nước, và chúng thường chỉ ở dưới nước cho đến khi mối nguy hiểm qua đi.

Các nghiên cứu trước đó xác nhận thằn lằn nước là loài động vật có xương sống đầu tiên trên thế giới có thể sử dụng cơ chế hô hấp đặc biệt này. Một số cá thể thậm chí có thể "ngụp lặn" dưới nước trong ít nhất 20 phút.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đàn cá nhảy lên mặt nước ở hồ Linh Đàm, Hà Nội: Dân tình hoang mang, chuyên gia lý giải bất ngờ!

Đàn cá nhảy lên mặt nước ở hồ Linh Đàm, Hà Nội: Dân tình hoang mang, chuyên gia lý giải bất ngờ!

Có người lý giải rằng vì thiếu oxy nên cá phải nhảy lên tìm oxy.

Đăng ngày: 20/09/2024
Bộ não của chó có thể

Bộ não của chó có thể "đồng bộ" với chúng ta khi chúng ta nhìn vào mắt chúng!

Một nghiên cứu mới đây từ Trung Quốc đã mang lại câu trả lời bất ngờ: não bộ của con người và chó có thể đồng bộ hóa hoạt động thần kinh khi tương tác với nhau.

Đăng ngày: 19/09/2024
Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, cả thế giới chỉ còn 2 cá thể

Loài vật quý hiếm bậc nhất hành tinh, cả thế giới chỉ còn 2 cá thể

Loài động vật này vô cùng quý hiếm, cả thế giới chỉ còn lại hai cá thể và các nhà khoa học đang nỗ lực cứu loài này khỏi tuyệt chủng.

Đăng ngày: 18/09/2024
Thêm một chú hươu cao cổ thuộc phân loài hiếm chào đời tại Đức

Thêm một chú hươu cao cổ thuộc phân loài hiếm chào đời tại Đức

Hươu cao cổ mẹ Wahia được phối giống với hươu bố Timon ở Vườn thú Opel ở Kronberg im Taunus, bang Hesse, miền Tây nước Đức, sinh ra một chú hươu cao cổ con sau 15 tháng mang thai.

Đăng ngày: 17/09/2024
Giải thưởng chim của năm thuộc về một loài chim cánh cụt

Giải thưởng chim của năm thuộc về một loài chim cánh cụt

Một trong những loài cánh cụt hiếm nhất thế giới vừa được vinh danh là loài chim của năm. Cuộc thi thu hút hàng nghìn phiếu bầu với sự ủng hộ từ những người nổi tiếng.

Đăng ngày: 17/09/2024
Top 6 loài vật

Top 6 loài vật "ma cà rồng" trong tự nhiên

Trong tự nhiên, ngoài muỗi thì còn có nhiều loài khác cũng tìm kiếm chất lỏng giàu protein này.

Đăng ngày: 17/09/2024
Con mèo già nhất thế giới qua đời ở tuổi 33

Con mèo già nhất thế giới qua đời ở tuổi 33

Mèo cái lông xù tên Rosie được xác nhận qua đời ở tuổi 33. Rosie sinh sống cùng chủ của mình là bà Lila Brissett, 74 tuổi, tại ngôi nhà ở Norwich, Norfolk (Anh).

Đăng ngày: 17/09/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News